Tuyên Quang: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của người Tày Tuyên Quang

(Mặt trận) -Chiều 8/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang tổ chức Tọa đàm Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Các đồng chí: Nguyễn Hưng Vượng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang; Tăng Thị Dương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì tọa đàm.

 Đồng chí Nguyễn Hưng Vượng phát biểu tại tọa đàm.

Tham dự tọa đàm có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo các tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh; các đại biểu là nghệ nhân, người uy tín đại diện cho dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh.

Người Tày có dân số đông thứ hai ở Tuyên Quang (sau dân tộc Kinh). Đây cũng là một trong những dân tộc có lịch sử cư trú lâu đời nhất ở Tuyên Quang. Người Tày đã cùng các dân tộc anh em khác tạo dựng nhiều truyền thống tốt đẹp nhưng vẫn bảo lưu được những nét đặc sắc của văn hoá tộc người mình.

Vì vậy, người Tày đã tạo ra cho mình những nét văn hóa đặc sắc thể hiện trong chính cuộc sống hàng ngày của dân tộc mình. Đặc trưng văn hóa phi vật thể của người Tày là hát Then, hát cọi, hát văn quan làng, hát pụt, hát ru và các nghi lễ tín ngưỡng như: Tổ chức lễ cúng, tang ma, lễ hội Lồng Tông… Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào Tày ở Tuyên Quang đã gìn giữ, sáng tạo và phát triển vốn văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú.

Đặc biệt, từ khi Nhà nước ban hành quy định về việc cưới, việc tang, ngày lễ, ngày hội thì việc tổ chức đám cưới, đám ma của người Tày đã được tổ chức đơn giản hơn, thời gian thực hiện nghi lễ cũng được rút ngắn. Cùng với sự phát triển của xã hội, đồng bào dân tộc Tày tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và dần loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang phù hợp với tình hình thực tế.

Tuy nhiên phong tục, tập quán ở một số nơi vẫn còn nặng nề, hủ tục gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc. Có một số đám cưới, đám tang đã xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, hiện tượng cờ bạc trá hình gây mất trật tự an ninh - xã hội. Những tác động tiêu cực đó làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

Các đại biểu đã thảo luận trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý, cách làm hay, những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Đồng thời đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả, nhằm loại bỏ những hủ tục, lễ nghi, phong tục không còn phù hợp, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong tổ chức việc cưới, việc tang.

Các đại biểu thống nhất, trong đám cưới cần gọn nhẹ, không phô trương; khuyến khích cô dâu, chú rể mặc trang phục dân tộc Tày trong lễ cưới; nên khôi phục lại các khúc hát Văn quan làng có tính nhân văn sâu sắc...

Đối với việc tang, các đại biểu cho rằng cần tiếp tục giảm bớt những thủ tục rườm rà, lặp lại nhiều lần. Không làm nhà xe hoặc có làm chỉ làm một tầng, hạn chế làm “ma khô”,  không dùng loa phóng thanh, không tổ chức ăn uống linh đình...

Phát biểu kết luận tọa đàm, đồng chí Nguyễn Hưng Vượng khẳng định: Hiện nay, việc tổ chức lễ cưới, lễ tang của dân tộc Tày vừa kế thừa truyền thống phong tục, tập quán, mang bản sắc riêng vừa được cải biến ngày càng vǎn minh phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn những hủ tục tốn kém thời gian, lãng phí tiền bạc. Đồng chí đề nghị cần tiếp tục rà soát, loại bỏ những hủ tục mê tín, dị đoan trong đồng bào dân tộc thiểu số để việc cưới, việc tang đảm bảo văn minh, phù hợp với quy định của pháp luật và thuần phong mỹ tục của từng dân tộc.

Bổ sung những nội dung cụ thể thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào quy ước thôn, tổ dân phố để triển khai thực hiện tạo sự đồng thuận trong xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân.

Đồng chí lưu ý, cần tiếp tục phát huy vai trò và tạo điều kiện cho đội ngũ những người thực hành tín ngưỡng tâm linh, người có uy tín tiêu biểu hoạt động góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ Tổ quốc, vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Theo Báo Tuyên Quang