Từ chuyện “tài xế” coi nhẹ mạng người và giảng viên chửi học viên: Văn hóa ứng xử nào cho xã hội hiện đại?

Chỉ sau một vụ va chạm giao thông, bà Chánh văn phòng Đảng ủy Khu kinh tế Hải Phòng có thêm tên mới – “Quý bà mạng người không quan trọng” hay clip “chửi” sinh viên “óc lợn” đã lật tẩy nền tảng thiếu văn hóa và vô giáo dục. Những hành xử trên cho thấy văn hóa cán bộ, giáo viên đang ở mức đáng báo động.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

 Nữ cán bộ gây tai nạn nhưng lại thờ ơ không cứu người. Ảnh: Tư liệu

Khiếm khuyết về mặt nhân cách

Hoàng Quang Minh (20 tuổi, sinh viên Đại học Hàng Hải, Hải Phòng) - người bị thương trong vụ va chạm giao thông với bà Dương Thị Thùy Trang (37 tuổi, Chánh văn phòng Đảng ủy Khu kinh tế TP Hải Phòng) hôm 2.5 hiện đang nằm viện. Bản thân em tha thiết đề nghị bác sĩ cho điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn nhưng bác sĩ không đồng tình bởi đầu gối Minh bị tràn dịch, có tụ máu, có nguy cơ phải mổ. Dù Minh đang nằm viện, song phía bà Trang cũng không một lần hỏi thăm em, thậm chí vẫn tiếp tục chỉ trích, tuyên bố “mạng người không quan trọng”.

Ngay tiếp đó, tối mùng 5.5, clip quay cô giáo chửi học trò “mặt người, óc lợn” phát tán khiến cư dân mạng phẫn nộ bởi những hành vi và lời nói không xứng là một giáo viên đứng lớp, dù chỉ là ở một trung tâm ngoại ngữ. Nhiều người truy lùng bà này không phải là giáo viên, chỉ có bằng kế toán nhưng thuê địa điểm tại 3 cơ sở dạy học. Những lời lẽ của “cô giáo” Nguyễn Thị Kim Tuyến thật đáng sợ, và đáng sợ hơn khi coi “tư cách giáo viên là giẻ rách” và cũng không coi trọng chính bản thân mình.

Từ 2 sự vụ mới xảy ra này, nhiều người nghi ngờ quá trình đề bạt cán bộ thiếu nghiêm túc, để “sót” trường hợp như bà Chánh văn phòng kia, rồi cả quá trình quản lý giáo viên dạy thêm? Một vài ý kiến cho rằng, cả hai nhân vật trên đều thể hiện sự khiếm khuyết về mặt nhân cách và đạo đức, không xứng đáng làm người công chức và giáo viên.

Bình luận về việc này, nhà văn Trần Nhã Thụy đặt câu hỏi: “Siêu mẫu Trang Trần từng livestream chửi nghệ sĩ Xuân Hương bằng những lời tục tĩu, dơ dáy nhất. Thế nhưng Xuân Hương làm được gì? Trang Trần có bị làm sao đâu? Thậm chí, cô người mẫu này càng nổi tiếng, khách hàng càng đông. Vậy thì bà Chánh văn phòng với phát ngôn gây sốc rằng “con người không quan trọng”, bị biết bao “gạch đá” trên mạng nhưng tôi đồ rằng cũng chả hề hấn gì. Có khi đường công danh còn thênh thang phía trước?! Có khi nhiều người chửi bà trên bàn phím lại vòng sau lưng làm quen. Và mới nhất, cô giáo dạy Anh văn Kim Tuyến vì nóng giận với một học viên mà văng tục, chửi học viên là đồ con lợn này kia.. Nhưng tin đi, cô ấy vẫn có đông fans và vẫn sống ngon lành...”.

Hãy tự giáo dục lại bản thân

Nhìn vào 2 sự việc trên, PGS.TS. Đặng Hoàng Minh - Giảng viên ngành Tâm lý học (Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) cho rằng, hiện nay, không hiếm các trường hợp cán bộ, viên chức hay giáo viên có những hành động được đánh giá là không đúng mực. Rất khó để gọi tên chính xác nguyên nhân của hiện tượng này, và những gì chúng ta thấy đều là những biểu hiện bề mặt của hiện tượng.

Bản thân bà Minh cũng đánh giá, hành vi nào cũng sẽ mang tính 2 mặt, cả ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực. Những hành vi không đúng chuẩn mực nếu bị ghi lại và lan truyền trên mạng xã hội sẽ có sức ảnh hưởng nhất định, tăng khả năng thay đổi xã hội. Khi đó, mạng xã hội là một kênh tốt để phản ánh. Bởi vì những người có xu hướng ứng xử như thế sẽ phải nhìn nhận lại chính mình, xem xét lại hành vi đang bị xã hội lên án.

Còn TS. Xã hội học Phạm Thị Thúy thẳng thắn nhìn nhận, một hành vi xấu xuất phát từ rất nhiều căn nguyên nhìn thấy và không nhìn thấy được. Xét trong 2 trường hợp này thì người công chức Nhà nước kia không đủ chuẩn mực đạo đức nên có thể cho nghỉ việc. Tương tự, người giáo viên không đủ chuẩn mực đạo đức thì không nên làm nghề.

Đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội cần được quan tâm sâu sắc từ góc độ gia đình đến nhà trường và xã hội. Nhưng quan trọng nhất, từng con người, từng cá nhân trưởng thành cần tự giáo dục lại bản thân mình.

“Cá nhân tôi, cá nhân bạn cần làm điều ấy để chính mỗi chúng ta khi gặp tình huống không như ý không mất kiểm soát để không có hành xử xấu xí như vậy. Hoàn thiện chính mình là hành trình cả đời, chúng ta cần giúp mỗi người nhận lấy trách nhiệm đó cho chính mình. Đôi khi con người quá bận công việc, bận kiếm tiền, bận vui chơi... mà quên mất chăm sóc tâm hồn chính mình”, TS. Phạm Thị Thúy chia sẻ.

PGS.TS. Trịnh Văn Tùng - Trưởng khoa Khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV: “Đừng coi nhẹ hệ thống giá trị chuẩn mực”

“Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ứng xử không đúng mực của cán bộ viên chức. Nguyên nhân đầu tiên là do hệ thống chuẩn mực giá trị mới chưa thành công trong việc trình bày, giới thiệu, thẩm thấu. Thứ hai, do mặt trái của nền kinh tế thị trường, số người cho rằng kinh tế là yếu tố quyết định một số thứ khác nên dường như người ta có xu hướng coi nhẹ yếu tố đạo đức. Một số cán bộ, giáo viên có những lời nói, thái độ và hành vi như vậy là bởi họ quá coi nhẹ hệ thống giá trị chuẩn mực về đạo đức gắn với ngành nghề của mình.

Những hành động này chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, đặc biệt trong thời buổi công nghệ đang phát triển với cách mạng 4.0. Theo tôi, môi trường đào tạo đang rất cần chú trọng việc trang bị những chuẩn mực đạo đức cho mỗi nhóm nghề. Xã hội phát triển càng cần phải đề cao các giá trị chuẩn mực trong mỗi ứng xử, hành vi, lời nói, thái độ..., có như vậy xã hội mới trở nên văn minh một cách đúng nghĩa”. K.H (ghi)