Trường học không phải là nơi bán chữ và mua chữ ​

“Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm hành vi xúc phạm danh dự người học” là quy định tại Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Trước hết, các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, làm nhục người khác đã được quy định tại Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự, liệu có cần quy định để điều chỉnh hành vi này trong giáo dục hay không?

Điều 121 BLHS quy định người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khoản 3 của điều này quy định người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề có thời hạn.

Vậy thì khi giáo viên xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh, sẽ điều chỉnh theo quy định của luật hay nghị định, phạt tù hay phạt tiền? Cho nên, thiết nghĩ không cần có thêm quy định trên tại dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Giáo viên nào có hành vi xúc phạm nhân phẩm người học, cứ áp dụng hình luật mà xử. Còn nếu chỉ ở mức bồi thường thì áp dụng theo quy định của BLDS.

Đó là bàn về pháp lý, còn về đạo lý thì sao?

Việt Nam có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, mối quan hệ của thầy và trò rất đặc biệt, thậm chí có ý nghĩa thiêng liêng. Môi trường giáo dục khác các môi trường khác, bởi nơi đây là tình cảm giữa người thầy, dạy chữ, dạy đạo đức cho học trò. Người học luôn quý trọng thầy cô, xem đó là “ân sư”, dạy dỗ mình nên người.

Trên thực tế, đã xảy ra một số trường hợp giáo viên bắt học trò quỳ, hoặc dùng roi vọt, nhưng không thể vì một vài trường hợp đó để đưa ra quy định phạt tiền giáo viên nếu có hành vi xúc phạm học sinh. Đa số giáo viên của chúng ta đều yêu nghề, có trách nhiệm với học trò, những người làm sai không đại diện cho số đông.

Về việc dạy học trò, mỗi người mỗi tính cách nên có thể có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng tất cả đều vì giáo dục con người. Nếu quy định xử phạt bằng tiền, giáo viên sẽ rất lo lắng, vì nếu chẳng may, khi bắt phạt học trò với mục đích tốt, nhưng có thể bị thưa kiện vì đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học trò.

Nguy hiểm hơn, từ quy định này, học sinh xem thầy cô như ngang hàng, động đến là cho rằng xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Nếu phụ huynh chỉ nghe theo con mà thưa kiện giáo viên, thì trường học không còn là nơi dạy lễ, dạy chữ, dạy đạo đức, mà là mối quan hệ sòng phẳng bên bán chữ, bên mua chữ.