Tinh giản biên chế phải loại bỏ được “thứ giả gắn mác thật“

Nhiều cán bộ, công chức có bằng cấp cao, mang danh người nhà nước nhưng lại không đáp ứng được công việc, hách dịch, sách nhiễu, khiến dân bức xúc.

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 3, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương lần thứ 2, khóa XVII

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Sự việc Khaisilk bị phát hiện nhập lụa Trung Quốc về thay mác “Made in Vietnam” để bán cho khách, lừa dối hàng chục năm qua gây rúng động xã hội. Nhưng với nhiều người, đây không phải là chuyện gì mới lạ. Bởi, không phải chỉ có mỗi ông Hoàng Khải bán lụa gắn mác Việt vào hàng Trung Quốc, mà thực tế có rất rất nhiều người nhập các mặt hàng khác không rõ nguồn gốc về đội lốt hàng Việt, lợi dụng tinh thần “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” để kiếm lời mà không bị xử lý, phát hiện.

 Việc một doanh nhân có tiếng bị phát hiện kinh doanh gian dối khiến người tiêu dùng thất vọng.

Nói rộng ra, trong xã hội không phải chỉ có hàng hóa "đột lốt",  mà bằng cấp cũng rởm, như bằng tiến sĩ, cử nhân, bằng lái xe, giấy chứng nhận sức khỏe...

Những kiểu “học giả bằng thật” không hiếm, lợi dụng những kẽ hở, nhiều kẻ trình độ yếu kém, cố chen chân vào cơ quan Nhà nước để được gắn mác cán bộ, công chức sau đó tìm cách nhũng nhiễu, kiếm chác, hành dân... Quả thực, không quá khó để tìm những kẻ “đội mác” người Nhà nước để vụ lợi cho bản thân, cản trở công việc, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp và kể cả đồng nghiệp.

Chính sự háo danh, vụ lợi, sính bằng cấp là mảnh đất màu mỡ cho những thứ giả dối tồn tại, phát triển.

Quốc hội đang bàn nhiều đến việc tinh giản biên chế, tinh giản bộ máy, nhưng thực tế thực hiện thì khó quá. Đụng vào đâu cũng thấy vướng. Đã có những địa phương khẳng định bằng cấp không có giá trị trong việc xem xét tinh giản biên chế. Như vậy có nghĩa, khe cửa cho những kẻ không có tài mà sở hữu bằng cấp cao đã bị hẹp lại. Vấn đề là ở chỗ đánh giá năng lực thực tế ra sao cho công bằng mới là việc khó hơn.

Để đánh giá đúng người, đúng việc, các cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc xây dựng đề án vị trí việc làm cho thật sát với yêu cầu thực tế, tránh tình trạng một việc lẽ ra chỉ 1 người làm là đủ nhưng lại “vẽ” ra tới 2-3 người mới xong. Các cơ quan đơn vị cần tạo ra một cuộc cạnh tranh, thanh lọc tự nhiên, minh bạch với những tiêu chí đánh giá rõ ràng.

Vì sao yêu cầu tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước thường rất cao, nhưng những kẻ năng lực yếu kém lại vẫn lọt vào? Phải chăng tình trạng nể nang, "quan hệ", "tiền tệ" vẫn còn đất sống và vẫn chi phối được? 

Bài toán tinh giản biên chế rõ ràng chỉ thực hiện được khi có một cuộc cách mạng thật sự. Mà phải là một cuộc cách mạng trong cả hệ thống, và khi đó dù phải “lấy đá ghè chân mình” cũng phải làm.