Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023 trên địa bàn thành phố

(Mặt trận) - Sáng ngày 19/8, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Uỷ ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Hội thánh Tin lành Việt Nam và Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Tiền Giang thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố phát biểu tại Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị chuyên đề công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023 trên địa bàn Thành phố sáng ngày 19/8; ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Thành phố cho biết, từ ngày 16 – 17/8/2022; Mặt trận TP. Hồ Chí Minh đã triển khai lấy ý kiến bằng phiếu khảo sát  của 28.347 phụ huynh tham gia, thống kê cho thấy về mức đóng học phí: đa số các vị đều đánh giá tốt về các mặt như thủ tục nhập học, học phí, các khoản đóng góp theo đúng quy định. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: đa số các vị đều đánh giá bình thường ở các mặt như phòng học, sân chơi và khu nhà vệ sinh. Về môi trường giáo dục: đa số các vị đều đánh giá tốt về các mặt như giáo viên thân thiện, mẫu mực; hài lòng với thái độ tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh, gia đình; công bằng với các học sinh trong lớp, có rèn một số kỹ năng mềm cần thiết, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh và hài lòng với chương trình giảng dạy, các hoạt động giáo dục của nhà trường. Về kết quả giáo dục: đa số các vị cho biết nhà trường đánh giá kết quả học tập của học sinh là phản ánh đúng thực chất, kịp thời quan tâm, khích lệ học sinh và hài lòng quá trình học tập của con tại trường và mong muốn nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc cải thiện cơ sở vật chất và đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ nhu cầu giảng dạy.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng các khoản đóng góp, mua sắm dụng cụ học tập đầu năm cho nhà trường ngoài học phí là quá lớn (6,6%); có ý kiến việc học vẫn còn áp lực trong thi cử, chương trình học còn nhiều, cần giảm bớt, dành thêm thời gian học ngoại khóa, kỹ năng sống, quan tâm tình hình an ninh trước cổng trường; việc mua sách giáo khoa một số phụ huynh gặp khó khăn, số lượng sách hỗ trợ, tham khảo nhiều loại cần có sự hướng dẫn chung của nhà trường để phụ huynh lực chọn phù hợp (8,2%). Có ý kiến cho rằng cần quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường nhất là nhà vệ sinh, căn tin, tăng cường thêm các phòng chức năng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh (14,4%).

Đồng thời, Mặt trận Thành phố cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố tổ chức đoàn đến khảo sát tại UBND các Quận 11, 12, Bình Tân và huyện Nhà Bè khảo sát công tác chuẩn bị cho năm học 2022-2023 của một số trường học trên địa bàn các quận, huyện. Theo đó, Đoàn khảo sát của Ủy ban MTTQ Thành phố nhận thấy công tác giáo dục – đào tạo được các cấp ủy Đảng, chính quyền rất quan tâm trong công tác qui hoạch quỹ đất cho giáo dục, bố trí ngân sách của địa phương, xây dựng và sửa chữa trường lớp, tuyển dụng đội ngũ giáo viên và đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ trong độ tuổi đi học được đến lớp. Công tác triển khai kế hoạch tuyển sinh được triển khai sớm, có sự phối hợp với MTTQ và các tổ chức thành viên trong công tác tuyên truyền, vận động đảm bảo các em ra lớp, đặc biệt là công tác tuyển sinh đầu cấp như đảm bảo huy động 100% trẻ 5 tuổi đi học trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào trường mầm non, đảm bảo huy động 100% trẻ 6 tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào lớp 1, đảm bảo học sinh trong độ tuổi qui định hoàn thành chương trình cấp tiểu học vào lớp 6… được thực hiện quyết liệt, công khai, minh bạch; có quận công khai danh sách các em trúng tuyển các trường và hồ sơ nhập học trên trang thông tin điện tử của quận.

Các quận thực hiện tốt các chế độ miễn giảm học phí cho con em các hộ nghèo, hộ cận nghèo và con hộ gia đình dân tộc thiểu số trên địa bàn. Tỷ lệ học sinh học bán trú các trường cũng được quan tâm và thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và Hướng dẫn của Sở GD-ĐT thành phố. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ được quan tâm thông qua ký hợp đồng với các công ty cung cấp suất ăn công nghiệp. Ban Giám hiệu các trường phân công cụ thể giáo viên chịu trách nhiệm chính về kiểm tra, đảm bảo an toàn tốt nhất cho học sinh. Các trường phối hợp Trung tâm y tế quận, trạm y tế phường thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh, khử khuẩn trước khi đón học sinh khải giảng năm học mới…

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Trung cho biết, còn địa phương do áp lực tăng dân số cơ học, học sinh tăng cao so với năm học 2021 - 2022 nên tỷ lệ học sinh học 2 buổi ngày chưa đảm bảo; việc xây dựng trường lớp các địa phương chưa theo kịp số lượng học sinh tăng; công tác tuyển giáo viên chuyên ngành như anh văn, âm nhạc, mỹ thuật khó khăn không có người ứng tuyển; một số trường hợp do điều kiện về kinh phí nên cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng. Một số địa phương có tình trạng vừa thừa vừa thiếu lớp học cụ thể như một số xã mật độ dân số thấp thì thừa phòng học, một số xã, phường ở khu vực đông dân cư thì lại thiếu lớp học…

Đồng thời, qua buổi khảo sát cũng đã ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của các quận, huyện, các trường như: Hiện nay đội ngũ giáo viên một số trường thiếu đặc biệt là các giáo viên bộ môn tiếng Anh, mỹ thuật, tin học, âm nhạc.... do hiện số lượng giáo viên tốt nghiệp các chuyên ngành này ít, bên cạnh đó chế độ đãi ngộ chưa thu hút giáo viên tham gia vào các trường công lập; việc thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì việc sử dụng tài sản công như căn tin, bãi giữ xe quy định nhà trường phải xây dựng Đề án và trình Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua sẽ rất mất thời gian, gây quá tải cho thành phố; việc này cần kiến nghị có phân cấp về cho cấp quận, huyện để triển khai thực hiện.

Tại Hội nghị, đại biểu tham dự đã cùng thảo luận nhằm đề ra những giải pháp hiệu quả, khắc phục những khó khăn tồn đọng để đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân trong năm học 2022-2023.

Ông Trần Trung Hậu, Phó Chủ tịch Hội cựu giáo chức Thành phố là người tham gia các đoàn khảo sát chia sẻ nhiều ý kiến liên quan, trong đó ông đề xuất các địa phương nên tạo nguồn quỹ để xây dựng tủ sách dùng chung, để hỗ trợ cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Nên có giải pháp cụ thể trong việc vận động xã hội hoá  tại các trường, để phụ huynh của những gia đình khó khăn yên tâm cho con đi học, và không ảnh hưởng uy tín của đơn vị giáo dục. Ông cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chế độ chính sách, chăm lo đời sống của đội ngũ giáo viên để yên tâm công tác.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn của cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo. Đây vừa là động lực, thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục và đào tạo. Để hiện thực hoá quan điểm “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, người dân kỳ vọng các cấp, các ngành sẽ tiếp tục có nhiều chính sách, và sự đầu tư đúng mức hơn nữa cho ngành giáo dục.