Sức lan tỏa từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(Mặt trận) - Được triển khai từ năm 2009, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thực sự làm thay đổi tâm lý và thói quen mua sắm của nhiều người tiêu dùng Việt.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Trong những năm gần đây, với sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của cấp ủy và chính quyền, phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể và cộng đồng doanh nghiệp trong nước, việc triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được kết quả tích cực, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng trong việc chọn lựa hàng hóa và các sản phẩm dịch vụ Việt.

Đa số người tiêu dùng cho rằng, chất lượng các hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã được nâng lên rất nhiều từ sau khi phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện vào cuối năm 2017 cho thấy, 92% người tiêu dùng Việt nói họ quan tâm đến hàng Việt Nam và 63% khẳng định họ tin dùng hàng Việt Nam. Còn theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn Thành phố, tỷ lệ hàng nội địa có mặt tại các siêu thị chiếm từ 80 - 85%, tại khu vực ngoại thành là hơn 80%.

Xác định được đâu là thế mạnh và đâu là điểm yếu, các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến các nhóm hàng tiêu biểu, có lợi thế như hàng tiêu dùng, thực phẩm, rau củ quả…

Gian bày bán các mặt hàng nông sản được sản xuất theo quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) đảm bảo an toàn thực phẩm tại một siêu thị.

Đặc biệt, các mặt hàng nông sản Việt đang đang dần thay thế các mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc tại thị trường nội địa. Người tiêu dùng bày tỏ họ tin dùng các mặt hàng như rau, củ, quả của Việt Nam hơn rất nhiều.

Một loại nước mắn được số đông người Việt lựa chọn và tin dùng.

Một nhãn hiệu mì ăn liền sản xuất trong nước hiện đang đứng vị trí thứ 4 trong top thương hiệu được mua nhiều nhất thị trường trong danh mục sản phẩm cùng loại (Bảng xếp hạng Brand Footprint).

Chị Nguyễn Thị Hà ( sống tại Hà Nội) cho biết: “Trước đây gia đình tôi cũng ưa chuộng hàng  ngoại, thích dùng đồ nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng mấy năm gần đây, chúng tôi đã dần chuyển sang sử dụng hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước và thấy rất hài lòng.

Hiện nay,  nhiều người tiêu dùng Việt đã không còn tâm lý “sính ngoại” như trước, họ ngày càng tinh tế hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, thương hiệu. Vì thế, sản phẩm nào tốt, giá trị và giá thành phù hợp sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu. Hàng nội đang từng bước dành được niềm tin của người tiêu dùng,

Và để đem hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng, các tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm với mục đích tôn vinh hàng Việt Nam, tạo cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, giao lưu xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.  

Có thể thấy, sau gần 10 năm triển khai, cuộc vận động “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã có sức lan tỏa mạnh mẽ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động các cấp đã tích cực tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơ tổng kết việc thực hiện cuộc vận động ở địa phương. Đồng thời, theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động và đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt.  Cuộc vận động đã hình thành nét đẹp văn hóa trong sản xuất và tiêu dùng của người Việt Nam.