Sơ kết chương trình phối hợp công tác giữa HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng năm 2022

(Mặt trận) -Hoạt động phối hợp giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ba bên luôn chủ động và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Công tác chỉ đạo triển khai xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

 Lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng chủ trì điều hành Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp công tác giữa HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh năm 2022

HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng thường xuyên phối hợp với các tổ chức thành viên và các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt, MTTQ tỉnh thường xuyên hướng dẫn MTTQ Việt Nam các cấp tuyên truyền và phát huy vai trò của Nhân dân cùng tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định số 124 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; kịp thời tiếp nhận thông tin, đơn thư tố giác tiêu cực, tham nhũng, phản ánh với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Tích cực tham gia góp ý xây dựng pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên, các vị ủy viên tham gia góp ý Dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), góp ý 134 dự thảo văn bản do các cơ quan đảng, chính quyền đề nghị. Phối hợp tham mưu Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh với đại biểu nông dân tỉnh tại 13 điểm cầu của tỉnh với trên 1.000 đại biểu tham dự.

Công tác phối hợp trong giám sát giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đổi mới cả về nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát. Theo đó, trong năm 2022, MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 7 cuộc giám sát chuyên đề: “Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét tại huyện Đức Trọng”; “Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại của các hộ dân liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tại lô 90 huyện Đức Trọng”; “Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”... Qua quá trình giám sát đã phát huy vai trò của các tổ chức thành viên, hội đồng tư vấn nghiên cứu, phân tích, đánh giá làm rõ những mặt ưu điểm, những vấn đề còn hạn chế để kiến nghị có các giải pháp tiếp tục phát huy, khắc phục và phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hầu hết kiến nghị sau giám sát đều được các đơn vị, địa phương, cá nhân liên quan tiếp thu và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. 

Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức giám sát được 11 chuyên đề. Điển hình như: Liên đoàn Lao động tỉnh thực hiện “Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; Hội Nông dân tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện “Đề án Liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023”; Hội Cựu Chiến binh tỉnh giám sát thực hiện Thông tư số 03/2020 về thực hiện chế độ, chính sách đối với cựu chiến binh theo quy định tại Nghị định số 157 của Chính phủ; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh giám sát trực tiếp việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Tỉnh Đoàn Lâm Đồng giám sát thực hiện Quyết định số 2191 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng... Qua đó, vai trò của các tổ chức thành viên, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng được nâng lên, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên, hội viên. 

Công tác phản biện xã hội từng bước được triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, năm 2022 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì tổ chức 3 Hội nghị phản biện xã hội: “Phản biện dự thảo Đề án Phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của UBND tỉnh Lâm Đồng”; “Phản biện dự thảo Đề án Chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Đà Lạt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”; “Phản biện dự thảo Nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2023”. Tại các hội nghị phản biện, hầu hết các ý kiến được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp các ý kiến và thông báo kết quả phản biện đến các cơ quan chủ trì soạn thảo các đề án, nghị quyết và được nghiên cứu tiếp thu, giải trình góp phần hoàn thiện văn bản, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn. 

Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả nổi bật, các bên cũng thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Việc phối hợp giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, của MTTQ và các đoàn thể Nhân dân tuy có nhiều chuyển biến nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu của Nhân dân, như xử lý, giải quyết chậm và chưa dứt điểm. Vẫn còn một số vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, chưa có sự thống nhất cao giữa các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình giải quyết đơn, thư theo quy định. Phối hợp trong hoạt động kiểm tra, giám sát giữa các bên chưa thường xuyên; công tác phối hợp tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến cử tri đôi khi còn thiếu chặt chẽ; báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri của một số địa phương chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu, chậm gửi báo cáo. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lâm Đồng Phạm Triều cho biết: “Trong thời gian tới, để phát huy hiệu quả phối hợp giữa 3 bên, chúng tôi xác định tập trung triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2020-2025 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy ban hành hàng năm, Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân. Trọng tâm, mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh vận động Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh phúc lợi xã hội, nhất là thực hiện tốt Kế hoạch 1338/KH-UBND ngày 24/02/2023 về vận động nguồn lực hỗ trợ công tác giảm nghèo năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, góp phần thực hiện chủ trương giảm nghèo nhanh và bền vững... Đổi mới hoạt động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; tăng cường hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND các cấp nhằm hướng đến giải quyết các bức xúc, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và Nhân dân.

Theo Báo Lâm Đồng