Quảng Ngãi: Mặt trận các cấp chung tay xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo tại các huyện miền núi

(Mặt trận) - Hiện nay, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn hàng nghìn ngôi nhà xiêu vẹo, dột nát. Sinh sống trong những ngôi nhà trống trước, hở sau ấy là những mảnh đời cơ cực. Nhằm giúp họ có một tổ ấm tươm tất, để ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo, trong những năm qua, đã có rất nhiều nhà hảo tâm trên khắp cả nước cùng chung tay hỗ trợ và Mặt trận các cấp chính là “nhịp cầu” vững chắc góp phần xây nên những ngôi nhà Đại đoàn kết cho người nghèo.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Khảo sát, trao đổi thông tin với gia đình bà Đinh Thị Chai (43 tuổi) xã Sơn Màu, huyện Sơn Tây

Đi từng nhà, rà từng tiêu chí

Chỉ có đi về cơ sở, đến tận nơi ở của người nghèo mới cảm nhận được cái khó, cái khổ của người nghèo. Không nghèo sao được khi điều kiện địa lý khó khăn, giao thông cách trở. Có những nơi, đường vào thôn đất đá chênh vênh, nhiều đoạn phải cuốc bộ. Mùa mưa gần như cả thôn bị cô lập vì đường xá bị ngăn cách bởi đất đá trơn trợt, sạc lỡ. Thế nhưng đối với người cán bộ Mặt trận dù việc đi lại khó khăn như thế nào thì cũng phải đến tận nơi để tìm hiểu thật cặn kẻ cuộc sống của mỗi người dân, có như vậy thì việc hỗ trợ, giúp đỡ mới có đúng, trúng và thêm ý nghĩa.

Là một người có thâm niên công tác Mặt trận hơn 5 năm qua, chị Lê Thị Bích Mẫn – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sơn Tây chia sẻ: “Đa số những hộ có nhà ở siêu vẹo, xuống cấp nghiêm trọng, đều sinh sống những nơi rất xa xôi, tìm đường đến nhà rất vất vả. Tuy cực, nhưng chúng tôi có trách nhiệm đi đến tận nơi để khảo sát, tìm hiểu hoàn cảnh của họ. Phải thật sự khó khăn thì mới được xem xét hỗ trợ”. Như Gia đình Đinh Thị Chai (43 tuổi) ở thôn Đắk Pao, xã Sơn Màu, bao năm qua sống trong căn nhà dột nát, nắng chiếu xuyên qua mái nhà đã rách bươm, cả nhà phải ra nghỉ trưa dưới bóng cây mít trước nhà. Bà Chai chia sẻ: “chồng mất, một mình tôi nuôi 2 con nhỏ. Cuộc sống rất vất vả vì đất sản xuất eo hẹp. Quanh năm tôi đi làm thuê, bữa ăn hàng ngày còn khó khăn, thì làm gì có khả năng làm nhà”. Hay gia đình anh Đinh Văn Né (37 tuổi) ở thôn Xà Ruông, xã Sơn Tinh, vợ anh mất cách đây 2 năm vì bệnh ung thư. Những năm tháng chữa bệnh cho vợ, bao nhiêu tiền của cũng tiêu tốn. Vợ mất, một mình anh “gà trống nuôi con”, làm lụng vất vả. Ăn bữa sáng chạy lo bữa tối thì việc xây dựng được một ngôi nhà với anh Né như một giấc mơ.

Mỗi một hoàn cảnh được hỗ trợ đều có một số phận éo le. Có người vợ mất, có người chồng mất, người đau ốm nặng triền miên… Song họ chung cái khổ là không có khả năng làm nhà, phải sống trong những chăn nhà dột nát, nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị, thì không biết đến bao giờ họ mới có điều kiện sửa chữa, xây nhà mới.

Công tâm trong khâu xét chọn

Nghiệm thu và bàn giao nhà cho chị Hồ Thị Tho ở xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng  

Hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đều có văn bản chỉ đạo Mặt trận các cấp phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tiền hành khảo sát, lập danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở tạm bợ, để có kế hoạch huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, trước khi phân khai kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đều thành lập các đoàn khảo sát để đi về cơ sở kiểm tra, xem xét các đối tượng được để đảm bảo tính chính xác, công tâm nhất.

Gần 10 năm làm công tác phong trào, trực tiếp đi khảo sát hàng trăm nhà ở của người nghèo ở các huyện miền núi, anh Phan Đình Thắng – Trưởng Ban Phong trào Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chia sẻ “khi các đơn vị, doanh nghiệp hỗ tài trợ kinh phí để chăm lo cho người nghèo, thì nhiệm vụ của Mặt trận các cấp là phải sử dụng nguồn kinh phí thật hiệu quả để không phụ lòng nhà tài trợ, cũng như niềm tin của người dân. Nhiều năm làm công tác Mặt trận, rong ruổi khắp các huyện miền núi trong tỉnh để thực hiện việc khảo sát thực trạng nhà ở của người nghèo, những chuyến đi bao giờ cũng lắng đọng nhiều cung bậc cảm xúc. Nhiều trường hợp, đoàn khảo sát phải vượt gần cả trăm km mới đến nơi nhưng sau khi tìm hiểu hoàn cảnh, đoàn khảo sát không xét duyện hỗ trợ vì không đảm bảo các tiêu chí. “Buồn cho họ, nhưng chúng tôi phải thật sự công tâm trong xét chọn đối tượng thụ hưởng”- Anh Thắng thổ lộ. Như hộ ông Phạm Văn Chia (74 tuổi) ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền (Ba Tơ). Ông Chia thuộc diện hộ nghèo, sống 1 mình, tuy già yếu, thường xuyên ốm đau, nhưng nhà ở mới xây dựng, còn kiên cố, nếu hỗ trợ xây nhà ở cho ông Chia là chưa khách quan. Anh Thắng lý giải, có rất nhiều trường hợp mặt dù được địa phương đưa vào danh sách cần hỗ trợ xây nhà mới nhưng khi lặn lội đến nơi, chúng tôi không duyệt, bởi có nhiều lý do, nhưng tập trung vào 3 nguyên nhân chính: Nhà họ còn kiên cố nên không hỗ trợ; Người cao tuổi sống 1 mình, nếu nhà còn ở được thì cũng không hỗ trợ, bởi nếu hỗ trợ, ở không được bao lâu khi họ qua đời, theo phong tục tập quán nhiều nơi ở miền núi, ngôi nhà này sẽ bỏ đi khi chủ nhân đã mất, như vậy sẽ gây lãng phí trong khi nguồn lực còn rất hạn chế. Ngoài ra, trường hợp con cháu đang ở với ba mẹ, thì tách ra ở riêng, xây nhà kiên cố trong khi để cha mẹ ở riêng trong những ngôi nhà siêu vẹo. Nếu mình hỗ trợ cho ba mẹ họ, thì họ sẽ trông chờ ỷ lại, xem nhẹ trách nhiệm của đối với bậc sinh thành.

Những chuyến đi khảo sát không đơn thuần là tìm hiểu hoàn cảnh mà là dịp để cán bộ Mặt trận sâu sát cơ sở, lắng nghe tiếng nói của người dân, từ đó sẽ có những đề xuất, đưa ra phương pháp hỗ trợ xây dựng nhà sao cho phù hợp phong tục, văn hóa của người dân ở từng địa bàn sinh sống “Quả ngọt” cho những nỗ lực vận động, kết nối, khảo sát… là hàng nghìn ngôi nhà mới khang trang, kiên cố đã được xây dựng cho người nghèo, giúp họ có cuộc sống ổn định. Tính riêng trong năm 2022, Ủy ban MTTQ các cấp đã xây dựng mới 425 nhà ở cho người nghèo. Trong đó, các huyện miền núi của tỉnh là hơn 300 nhà.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Thanh An chia sẻ, 5 huyện miền núi trên địa tỉnh hiện còn hàng nghìn nhà tạm bợ cần được hỗ trợ sửa chữa, xây mới. Nhu cầu về nhà ở của người nghèo là rất lớn nhưng nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc xét chọn lúc nào cũng thật công tâm,  minh bạch, đúng đối tượng, để tạo dựng niềm tin cho người dân, nhà tài trợ, thể hiện sự tận tâm của Mặt trận các cấp. Ngoài ra, chúng tôi luôn khuyến khích các địa phương, gia đình đầu tư thêm kinh phí để mỗi ngôi nhà xây nên được khang trang, kiên cố. Cùng với đó, là việc huy động thêm nguồn lực tại chỗ ở KDC, qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư, để không một ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình xóa nhà tạm.