Quảng Ngãi: Kiểm tra thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

(Mặt trận) -Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Quảng Ngãi đã có buổi làm việc tại huyện Minh Long và huyện Nghĩa Hành về kết quả triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Nam lần thứ 2, khóa XVII

Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 2024

Điện Biên: Gần 7 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới

 Đoàn công tác làm việc tại huyện Minh Long.

Qua kiểm tra cho thấy, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Minh Long và huyện Nghĩa Hành đã quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện Cuộc vận động. Rà soát việc thực hiện cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuyên truyền và khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiêu dùng hàng Việt; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng…

Huyện Minh Long đã tham gia Phiên chợ hàng Việt về miền núi và hải đảo để giới thiệu, quảng bá các mặt hàng đặc trưng của huyện như: Mật ong rừng, rau dớn, ớt xiêm, hàng may tre đan, chè xanh Minh Long, bưởi da xanh...

Tại huyện Nghĩa Hành, các siêu thị, các chợ trên địa bàn huyện và các quầy tạp hoá ở khu vực nông thôn có trên 90% hàng hoá được bày bán là hàng Việt với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng. Trên 95% cơ quan, đơn vị, hội đoàn thể trong hệ thống chính trị trên địa bàn huyện đều mua sắm trang thiết bị vật liệu, xây dựng cơ bản của cơ quan là hàng Việt Nam. Có 92% người dân trên địa bàn huyện lựa chọn mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam. 

Thời gian tới, ban chỉ đạo các huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, nhà phân phối đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, các khu công nghiệp. Kiểm tra chặt chẽ nguồn hàng cung ứng trên thị trường, trong đó đặc biệt tập trung công tác thanh, kiểm tra, xử lý những vi phạm về xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, hàng không rõ nguồn gốc để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng…

 Theo Báo Quảng Ngãi