Phú Yên: Tạo đồng thuận từ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

(Mặt trận) -Đó là kết quả nổi bật mà MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tỉnh Phú Yên đạt được trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, được các đại biểu đánh giá cao tại hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh khóa XII nhiệm kỳ 2019-2024.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

Phát huy hiệu quả quy chế dân chủ ở cấp xã, phường

Báo cáo tại hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Phú Yên khóa XII nhiệm kỳ 2019-2024 cho biết, hoạt động tuyên truyền nội dung các quy định về dân chủ ở cơ sở được MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện bằng nhiều hình thức, như lồng ghép qua các hội nghị của HĐND, UBND, các tổ chức chính trị - xã hội, các cuộc họp của thôn, khu phố để toàn thể cán bộ, công chức, Nhân dân biết, thực hiện và theo dõi, kiểm tra, giám sát, phản biện việc tổ chức thực hiện của chính quyền. Những nội dung công khai để Nhân dân biết được chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm túc; niêm yết công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng, các chính sách về an sinh xã hội, các khoản thu phí, lệ phí, các quy định về thủ tục hành chính... với các hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt.

 Người dân xã Hòa Bình 1 (huyện Tây Hòa) tham gia hội nghị tuyên truyền, phổ biến, chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư do Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức. Ảnh: THÚY HẰNG

Tại phường Phú Đông (TP Tuy Hòa), công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai luôn là vấn đề nóng. Ông Nguyễn Thái Tuyên, Chủ tịch UBND phường này cho hay: Qua ý kiến phản ánh của công dân, chủ trì là tôi và công chức tiếp dân ghi nhận, hướng dẫn, giải thích, trả lời theo từng nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết. Đối với những nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết, chúng tôi hướng dẫn công dân liên hệ đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Với cách làm này, phường Phú Đông đã kịp thời giải quyết được những yêu cầu, bức xúc của công dân, góp phần giữ ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua.

Xã Xuân Bình (TX Sông Cầu) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020. Năm 2022, Xuân Bình tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025. Kết quả, đến nay, Xuân Bình đạt 11/19 tiêu chí. Có được kết quả này, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thị ủy, UBND thị xã, xã Xuân Bình đã thực hiện tốt quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch UBND xã Xuân Bình Trương Ngọc Lâm cho hay: Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, UBND xã chú trọng huy động sức dân cùng chung tay thực hiện. Trong đó, xã đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, xã huy động được sức mạnh toàn dân tham gia đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Hiện nay, các tiêu chí như giao thông, giáo dục, văn hóa hành chính công, tiếp cận pháp luật, môi trường… đã được xã thực hiện đạt yêu cầu. Đây sẽ là tiền đề để địa phương tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn lại trong thời gian tới.

Mở rộng dân chủ

Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Do đó trong thời gian qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh cũng đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; kịp thời tiếp nhận và phối hợp xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Nhân dân. Cụ thể, trong 3 năm qua, ban thường trực ủy ban MTTQ các cấp tổ chức tiếp công dân theo định kỳ hàng tuần vào ngày thứ sáu và hàng tháng tham gia tiếp công dân tại Ban tiếp công dân tỉnh. Kết quả, MTTQ các cấp đã tiếp 127 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận 332 đơn, trong đó đơn thuộc thẩm quyền giải quyết 4 đơn, xem xét chuyển 180 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; lưu 134 đơn với lý do đơn nặc danh, đơn đã được các cơ quan chức năng, tòa án thụ lý giải quyết; chuyển trả, hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có chức năng giải quyết 14 đơn. Mặt trận các cấp cũng đã tham gia hòa giải thành 2.473/3.182 vụ tranh chấp, mâu thuẫn ở địa bàn dân cư liên quan đến tranh chấp đất đai, mâu thuẫn trong gia đình…

Báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cũng nêu rõ, trong nửa nhiệm kỳ 2019-2024, các cấp ủy, chính quyền cơ sở còn quan tâm mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia bàn, thảo luận và tự quyết định trực tiếp về chủ trương, mức đóng góp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi trong xây dựng nông thôn mới, bình chọn các đối tượng được hưởng chính sách xã hội... Những cuộc bàn, thảo luận này thường được thực hiện thông qua cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tại các thôn, buôn, khu phố; đảm bảo công khai, thảo luận dân chủ, kết hợp với thuyết phục, vận động, tạo được sự thống nhất cao của Nhân dân.

“Công tác chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm triển khai nghiêm túc, có nhiều đổi mới, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên. 

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã và đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh triển khai hiệu quả, đi vào nền nếp, góp phần phát huy sức mạnh toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

THÚY HẰNG