Nợ công cao, đầu tư công kém hiệu quả: Gánh nợ còn nặng?

Các vấn đề về nợ công, thuế rất “nóng” nhưng giải pháp Bộ trưởng Tài chính đưa ra chưa mới, nhất là trong quản lý hoá đơn, quản lý thuế.

Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024

Tân Thạnh (Long An): Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Đăk Xế Kơ Ne

Phiên chất vấn Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng về vấn đề nợ công và thuế thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri. Nợ công đã sát trần cho phép, nợ gốc và lãi vay phải trả tăng rất nhanh, rủi ro lớn trong khi đầu tư công lại kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí lớn. Đó là nỗi lo kéo lùi sự phát triển kinh tế đất nước, đặt gánh nặng trả nợ lên vai từng người dân và doanh nghiệp.

"Kiểm soát chặt chẽ đầu tư công" là câu nói quen thuộc trong nhiều năm qua của những người quản lý tài chính quốc gia. Tuy nhiên, thực tế lại chưa thấy cải thiện là mấy khi dễ thấy nhất là hàng ngày chúng ta phải chứng kiến hàng loạt công trình dự án đầu tư vốn từ ngân sách Nhà nước đắp chiếu hoặc đưa vào sử dụng không hiệu quả, nhiều hạng mục đầu tư được phê duyệt nhưng dường như chỉ để tính “phần trăm dự án” cho các bên tham gia… Ngay giữa Thủ đô Hà Nội, hàng loạt công trình đầu tư công ngổn ngang hàng chục năm qua không thể đưa vào sử dụng gây lãng phí, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân, gây bức xúc trong dư luận.

 Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội về nợ công, thuế.

Với tình trạng “làm một đồng tiêu đồng rưỡi”, thu ngân sách không đủ chi thường xuyên, trả nợ gốc, lãi vay và không có tích luỹ như hiện nay thì chúng ta đến bao giờ mới trả xong nợ? Trong khi đó, hệ thống thuế, hải quan hiện nay hoạt động kém hiệu quả, tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu của cán bộ thuế - hải quan khiến ngân sách thất thu một phần không nhỏ, tạo tâm lý e ngại, sợ sệt với người dân, doanh nghiệp mỗi khi đến cửa của các cơ quan này.

Ngành tài chính nói nhiều tới thất thu thuế vì lý do từ phía doanh nghiệp chây ỳ. Nhưng thử xem lại, các cán bộ của ngành đã làm đúng chức trách nhiệm vụ hay chưa. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, hiện vẫn còn trên 30% cán bộ thuế “đi đêm” với các cán bộ thuế, con số này của năm 2016 đã giảm hơn một nửa so với năm 2015.

Khi nguồn thu không đạt, giải pháp bù thu hiệu quả nhất được tính đến là tăng các loại thuế phí. Cụ thể, hiện hai loại thuế vấp phải sự phản ứng của dư luận là tăng thuế môi trường với xăng dầu và tăng thuế VAT…

Giải pháp tăng thuế có thể bù đắp một phần nhỏ cho ngân sách nhưng lại kìm hãm sự phát triển của một số lĩnh vực và không thấm tháp vào đâu so với những gì ngân sách đang bị thất thoát, lãng phí.

Cũng giống như một gia đình, việc quản lý tài chính phải khoa học, hợp lý, tiền làm ra ngoài để tái tạo sức lao động (đầu tư cho con người) thì cũng phải tích lũy cho tương lai, đầu tư cho những mục tiêu dài hạn. Nền tài chính quốc gia nếu cứ đi vay rồi thả xuống biển thì tương lai “thủng trần nợ công” là chuyện không phải bàn tính.

Nhìn lại phiên chất vất Bộ trưởng Tài chính tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá: Nhóm vấn đề chất vấn Bộ trưởng Tài chính không mới, đã được đề cập nhiều và liên quan tới nhiều Bộ, ngành ảnh hưởng tới an toàn ngân sách quốc gia, nhưng một số nội dung trả lời giải pháp chưa mới, nhất là trong quản lý hoá đơn, quản lý thuế chưa mới, nên nhiều đại biểu tranh luận lại.

Vẫn biết, nếu còn cần nguồn vốn đầu tư phát triển thì chúng ta còn phải đi vay nợ. Giàu như nước Mỹ cũng vẫn phải nợ công. Nhưng vay nợ về phân bổ, điều hành, sử dụng ra sao có hiệu quả. Để "tiền đẻ ra tiền" cần phải có sự điều phối khoa học, minh bạch, bỏ ra ngoài những quyền lợi, toan tính cá nhân vì mục tiêu phát triển chung của đất nước, khi đó mới mong mỗi đồng tiền vay nợ phát huy hiệu quả và dân không phải lo đội trần nợ công nữa.