Ninh Kiều: Tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

(Mặt trận) -Sáng ngày 1/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hội nghị có sự tham dự của hơn 30 đại biểu là đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam quận và đại diện các Ban Tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam quận.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

 Đ/c Lê Văn Đầy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận phát biểu định hướng nội dung cần góp ý

Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 59 điều. Phạm vi điều chỉnh cụ thể: Quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, bao gồm đơn vị hành chính cấp xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; doanh nghiệp, tổ chức hợp tác xã có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.

Có 6 ý kiến góp ý tại hội nghị, đa số đại biểu đều thống nhất với dự thảo. Tuy nhiên một số đại biểu đề nghị Luật cần quy định bảo đảm thực hiện dân chủ một cách thực chất để phát huy sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị nói chung; phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam với tư cách là trung tâm của khối đại đoàn kết theo tinh thần đại hội XIII của Đảng “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là nòng cốt để nhân dân làm chủ”; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát quá trình thi hành Luật.

Đại biểu cũng góp ý, Luật có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các đối tượng thụ hưởng và thực hiện, tuy nhiên Luật chưa cụ thể hóa đầy đủ phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng như báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; chưa thống nhất, đồng bộ với các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Đại biểu cũng đề nghị cần quy định những gì người dân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp được thụ hưởng và đảm bảo để các đối tượng này được thụ hưởng. Đồng thời cần bổ sung dành riêng 1 chương Thanh tra nhân dân theo Luật Thanh tra và Luật đầu tư công, giám sát đầu tư cộng đồng để thuận lợi hơn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đại biểu đề xuất việc thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở cần xác định rõ một số nhiệm vụ trọng tâm ở từng lĩnh vực. Việc thực hiện quy chế dân chủ phải gắn với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đất đai, giao thông, đô thị, kết quả giải quyết đơn thư, các chính sách an sinh xã hội, các khoản đóng góp của nhân dân.

Mai Anh