Nhà khoa học miệt mài sáng tạo chế phẩm vi sinh vì nông dân

Tiến sĩ Phạm Xuân Đại và nhóm cộng sự đã đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận bảo hộ công thức độc quyền cho chế phẩm vi sinh Emina-EM1 (chế phẩm vi sinh Đại Dương). Đây là chế phẩm được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả cao và hiện đang được chuyển giao công nghệ sản xuất miễn phí tới bà con nông dân trong cả nước để tự sản xuất với giá thành rất thấp.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

 TS Phạm Xuân Đại (bên trái) cùng cộng sự,

Chế phẩm dung dịch sinh học EM (Effective microorganisms) hay còn được gọi là vi sinh vật hữu hiệu, là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc), có tác dụng cải tạo đất, khử mùi hôi, làm sạch môi trường, làm phân hữu cơ sinh học, trộn với thức ăn chăn nuôi.

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ giảm thiểu được việc sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng khiến chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi suy giảm, đất đai bị bạc màu...

Trước khi chế phẩm vi sinh Đại Dương có mặt trên thị trường, những chế phẩm nhập khẩu hoặc do các công ty trong nước sản xuất thường có giá thành khá cao 50 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng/lít. Trong khi đó, chế phẩm vi sinh Đại Dương được các hộ nông dân tự sản xuất có chất lượng tương đương các chế phẩm nêu trên, nhưng theo công thức do nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Xuân Đài cung cấp miễn phí, có giá thành chỉ trong khoảng 1.000 đồng/lít.

Theo kế hoạch,sau khi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học- Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ công thức độc quyền cho chế phẩm vi sinh Đại Dương. Tiến sĩ Phạm Xuân Đại sẽ triển khai dự ánđể cung cấp 200 hệ thống thiết bị pha chế, đào tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm dung dịch sinh học tới 200 hợp tác xã thuộc các tỉnh miền bắc, sau đó là các hợp tác xã ở nhiều tỉnh miền trung và miền nam....Dự án sẽ tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho khoảng 400 lao động với mức thu nhập từ bốn triệu đồng đến tám triệu đồng/người/tháng.

Để có được những thành công nêu trên là cả một quá trình học hỏi, nghiên cứu và thử nghiệm của Tiến sĩ Phạm Xuân Đại cùng các cộng sự trong các phòng thí nghiệm và trên ruộng đồng. Điều đáng nói, chế phẩm vi sinh Đại Dương lại được nghiên cứu và sản xuất bởi một nhà khoa học có vẻ chẳng liên quan gì đến nông nghiệp.

Tiến sĩ Phạm Xuân Đại vốn tốt nghiệp Trường đại học Bách Khoa năm 1996 chuyên ngành điện và liên tục những năm sau đó miệt mài học tập lấy bằng thạc sĩ rồi tiến sĩ để rồi bước vào lĩnh vực kinh doanh, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.

Ý tưởng sản xuất chế phẩm dung dịch sinh học dành cho nông nghiệp đến với Tiến sĩ Phạm Xuân Đại trong một lần làm việc với chuyên gia người Mỹ Jozep đang sản xuất một loại chế phẩm sinh học cải tạo đất thoái hóa, làm phân bón, hỗ trợ rất tốt cho các khâu sản xuất nông nghiệp, khử mùi hôi gần như tuyệt đối trong quá trình ủ phân và sự ô nhiễm ở các trại chăn nuôi. Cuộc gặp đã gợi ý cho nhà khoa học trẻ về một dự án sản xuất chế phẩm tương tự mà anh tự tin mình có khả năng thực hiện.

Những tháng ngày sau đó, vị Tiến sĩ trẻ đã tự mình trực tiếp triển khai những cuộc khảo sát thị trường chế phẩm vi sinh ở Việt Nam và nghiên cứu các chế phẩm mà các công ty trong nước, ngoài nước đang sản xuất. Tuy nhiên, định hướng của Phạm Xuân Đại không chỉ làm ra được chế phẩm mà còn phải tìm ra sản phẩm dễ làm nhất, rẻ nhất cho bà con nông dân.

Nói về những tháng ngày nghiên cứu ấy, Tiến sĩ Phạm Xuân Đại chia sẻ: “Tuy theo đuổi chuyên ngành điện, rồi làm kinh doanh, nhưng vì luôn được tiếp xúc và gần với những người nông dân ở vùng ngoại thành Hà Nội, cho nên tôi hiểu những vất vả, khó khăn của họ, một nắng, hai sương để có được thành quả. Điều đó thúc đẩy tôi phải làm một cái gì đó giúp đỡ bà con để quá trình sản xuất mang lại hiệu quả và phát triển bền vững. Sâu xa hơn, tôi mong muốn nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường, thay đổi được thói quen sử dụng chất kích thích tăng trưởng, phân bón hóa học trong sản xuất, trồng trọt chăn nuôi... tạo môi trường sống trong lành, an toàn, bảo đảm sức khỏe cho bản thân người sử dụng cũng như cộng đồng”.

Theo Tiến sĩ Phạm Xuân Đại và các cộng sự, để chế phẩm dung dịch vi sinh nhanh chóng đến với nông dân các vùng, miền đất nước, cần sự hỗ trợ và vào cuộc của các nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam xanh - sạch và bền vững, giảm sự lệ thuộc vào các chế phẩm hóa học.

Cũng vì vậy, nhóm nghiên cứu của Phạm Xuân Đại sẵn sàng cung cấp công thức và đào tạo bà con nông dân để có thể tự chế biến, sản xuất chế phẩm vi sinh Đại Dương. Anh cho biết: “Tôi tin rằng, với nhiệt huyết và niềm say mê của mình, dần dần, bà con nông dân sẽ hiểu những lợi ích mà chế phẩm vi sinh mang lại, thay đổi tư duy trồng trọt và chăn nuôi, mang lại lợi nhuận cao và sự phát triển bền vững”.