MTTQ các cấp tỉnh Hòa Bình: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân

(Mặt trận) -Những năm qua, MTTQ các cấp tỉnh Hòa Bình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, gần dân, sát thực tiễn. Qua đó, nâng cao vai trò, vị thế và khẳng định MTTQ là trung tâm đoàn kết, phát huy dân chủ, trí tuệ của Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Thuận cần lựa chọn những người có tâm huyết tham gia công tác Mặt trận

Hải Phòng: Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 13, nhiệm kỳ 2024-2029

Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh trao quà cho Nhân dân, cán bộ xóm Đồi, xã Tây Phong (Cao Phong) trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2019. 

Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hòa Bình cho biết: Sự đổi mới của MTTQ là nội dung, phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở, gần dân, sâu sát thực tiễn; lấy cơ sở là địa bàn hoạt động, lấy Nhân dân, đoàn viên, hội viên là chủ thể để tuyên truyền, vận động. Nội dung hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, rõ việc, rõ địa chỉ, rõ mục tiêu, trách nhiệm, thiết thực, hiệu quả, không chạy theo thành tích. MTTQ tỉnh chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy ban hành chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác Mặt trận. Ký kết các quy chế, chương trình phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh, các tổ chức CT-XH tỉnh, ngành liên quan. Hàng năm, căn cứ chương trình phối hợp và thống nhất hành động, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện; xác định rõ những điều kiện đảm bảo, dự kiến thời gian hoàn thành và bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm…

Với quan điểm, nhận thức đó, MTTQ tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn MTTQ các cấp bám sát định hướng phát triển của địa phương, cụ thể hóa vào 5 nhiệm vụ công tác trọng tâm. Trước hết, đa dạng hóa hình thức tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp Nhân dân, hợp thành khối đại đoàn kết vững chắc.

Ngoài đại diện các tổ chức đoàn thể, MTTQ chú trọng thu hút, giới thiệu nhân sỹ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng, doanh nhân thành đạt tham gia ủy viên UBMTTQ các cấp, BCH của các tổ chức thành viên. Đồng thời, đề ra những biện pháp, cơ chế phù hợp để phát huy vai trò của họ trong các hoạt động của Mặt trận, phong trào thi đua yêu nước. Đại hội MTTQ các cấp nhiệm kỳ 2019 - 2024 đã hiệp thương cử 6.116 vị ủy viên. Họ là những hạt nhân trong tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các phong trào, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội. MTTQ cũng thường xuyên củng cố đội ngũ báo cáo viên, chủ động thông tin hai chiều, nắm tình hình tư tưởng Nhân dân từ cơ sở. Hàng năm, các khu dân cư tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm, khơi dậy tính tự chủ của Nhân dân.

Các cuộc vận động (CVĐ), phong trào thi đua yêu nước do MTTQ chủ trì phát động có bước phát triển mới với nhiều cách làm sáng tạo, được Nhân dân hưởng ứng. Nhiều mô hình đã, đang phát huy hiệu quả, được nhân ra diện rộng. Tiêu biểu là CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; vận động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo” và mới đây là ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19… Trong đó, hưởng ứng lời kêu gọi của UB MTTQ tỉnh, trên 800 tập thể, cá nhân trong, ngoài tỉnh ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền và hàng hóa trị giá trên 12 tỷ đồng. Trong 5 năm qua vận động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" được gần 50 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ đã tặng quà, khám chữa bệnh, hỗ trợ cây, con giống… và xây mới, sửa chữa trên 1.600 nhà đại đoàn kết. Đặc biệt là triển khai các mô hình sinh kế theo hướng cho "cần câu” để giảm nghèo bền vững, xây dựng các công trình như cầu, trường học… cho cộng đồng nghèo.

Sự sáng tạo của MTTQ còn được thể hiện ở các mô hình tự quản trong cộng đồng, đến nay đã có trên 1.300 mô hình. Điển hình như mô hình: "Tổ liên gia tự quản”, "Dòng họ tự quản”, "Tuyến phố văn minh, khu dân cư không rác”... Tổ chức cuộc thi khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, tạo sự lan tỏa...

Bên cạnh đó, MTTQ các cấp quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, là cầu nối giữa dân với Đảng, chính quyền. Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Giai đoạn 2015 - 2020 đã tổ chức 1.095 cuộc giám sát. Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng thực hiện giám sát 1.377 cuộc, kiến nghị giải quyết 483 vụ, góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Đối với phản biện xã hội đã tham gia góp ý 108 dự thảo văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật.

Việc phối hợp tổ chức các hoạt động tiếp xúc, đối thoại, tiếp công dân, nắm bắt tình hình Nhân dân được thực hiện thường xuyên, chủ động. Trong 5 năm qua đã tiếp 204 lượt công dân, nhận 384 đơn thư của công dân; phối hợp tổ chức trên 400 cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, với trên 2.500 ý kiến, kiến nghị được tổng hợp.

Thông qua hoạt động của MTTQ và các các tổ chức thành viên đã tập hợp, đoàn kết các tầng lớp Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. "Cụm từ "đại đoàn kết” có ý nghĩa rất sâu sắc, MTTQ tiếp tục củng cố, phát huy vững chắc, vì sự phát triển bền vững của tỉnh” - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh khẳng định.

Cẩm Lệ