Mặt trận Tổ quốcTP. Hà Nội: Giám sát, kiến nghị thu hồi hơn 11.000 m2 đất

Ngày 5/10, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP. Hà Nội tổ chức giao ban về kết quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân (TTND), Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) và đề án 02-212 trong 9 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm 2017. (Mặt trận) -

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Quang cảnh Hội nghị giao ban. (Ảnh:TA)

Theo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2017, qua hoạt động, 5.203 Ban TTND trên địa bàn đã giám sát được 6.885 vụ việc, phát hiện 2.193 vụ vi phạm, kiến nghị và được chính quyền giải quyết 1.985 vụ việc.

Các Ban TTND đã tập trung giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, đối tượng khó khăn và hộ nghèo bảo đảm đúng đối tượng, công khai, dân chủ, minh bạch, không để tiêu cực xảy ra; giám sát thu chi các loại quỹ do nhân dân đóng góp; giám sát công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy trình thủ tục chính sách công tác thu hồi, bồi thường...

Tại quận Tây Hồ, các ban TTND các phường Tứ Liên, Yên Phụ, Quảng An, Nhật Tân, Phú Thượng qua giám sát đã phát hiện, kiến nghị chính quyền thu hồi 2.500 m2 đất lấn chiếm “nhảy dù” ở vùng bãi sông Hồng. Huyện Gia Lâm đã kiến nghị thu hồi 980m2 đất từ các công trình xây lấn mương, xây chuồng trại lấn chiếm, cho thuê đất không đúng thẩm quyền. Đặc biệt, Ban TTND xã Đông Dư huyện Gia Lâm và Ban TTND xã Tiền Phong, huyện Mê Linh qua giám sát đã phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, báo cáo cấp có thẩm quyền xác minh, kết luận và xem xét xử lý.

Song song với đó, các Ban GSĐTCCĐ cũng phát huy hiệu quả khi bám sát vào các danh mục dự án đầu tư do UBND cùng cấp thông báo để chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn các dự án cần tập trung giám sát. Các Ban GSĐTCCĐ đã tổ chức giám sát thực tế, theo dõi kiến nghị của nhân dân, từ đó phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy cách, sai quy định gây lãng phí, tổn thất vốn và tài sản của Nhà nước. Qua hoạt động, 6.135 Ban GSĐTCCĐ đã giám sát 3.462 công trình, dự án, phát hiện 267 vụ việc vi phạm, xử lý 243 vụ việc, từ đó kiến nghị thu hồi 11.132 m2 đất.

Cũng trong 9 tháng đầu năm, các tổ hòa giải đã phối hợp với chính quyền cùng cấp thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, đã hòa giải thành công 3.120/3.958 vụ.  Ban điều hành đề án 02-212 qua các nhóm nòng cốt, câu lạc bộ pháp luật đã tổ chức được 38.200 cuộc tuyên truyền nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật tới hơn 2,2  triệu lượt người.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP. Hà Nội Bùi Anh Tuấn, hoạt động giám sát của Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ đã tập trung vào những vấn đề trọng tâm, bức xúc của đời sống xã hội, những dự án ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân, những văn bản quy phạm pháp luật, những chính sách mới được nhà nước, thành phố, địa phương ban hành, qua đó tạo được lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng, chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động của các ban TTND, Ban GSĐTCCĐ cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở chưa quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện đối với công tác TTND, GSĐTCCĐ; việc xử lý giải quyết kiến nghị của các Ban TTND, GSĐTCCĐ còn chậm hoặc chưa được giải quyết, nhất là trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình độ, năng lực, nhiệm vụ của một số thành viên Ban TTND, GSĐTCCĐ còn hạn chế dẫn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chưa cao…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Hà Nội Bùi Anh Tuấn cho biết, 3 tháng cuối năm 2017, sẽ rà soát và cụ thể hóa những nội dung giám sát bảo đảm hiệu quả, thiết thực. Theo đó, Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ tập trung giám sát các công trình dự án trong chương trình xây dựng nông thôn mới; giám sát việc thực hiện năm kỷ cương hành chính, an toàn vệ sinh thực phẩm; giám sát việc thực hiện phòng, chống tham nhũng; giám sát việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động và quy tắc ứng xử nơi công cộng… Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát được Luật MTTQ Việt Nam, Luật Đầu tư công, quyết định 217 của Bộ Chính trị quy định, đặc biệt là hoạt động giám sát việc thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tham nhũng…