Mặt trận Bạc Liêu lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

(Mặt trận) - Ngày 13/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Phạm Thị Mỹ Linh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu cho biết, đây là hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy vai trò tham gia giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh, huy động trí tuệ, tâm huyết của cán bộ và nhân dân đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và thi hành Luật Đất, góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo bà Pham Thị Mỹ Linh, từ khi triển khai đến nay, đã có hơn 124 hội nghị do Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tổ chức với trên 5.700 người tham dự và tham gia góp ý kiến. Việc tổ chức được thực hiện một cách dân chủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực, theo đúng phương thức tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Qua Hội nghị này để tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan các ý kiến đóng góp của nhân dân để phản ánh kịp thời đến UBTƯ MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan.

Tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến tham gia, hầu hết các đại biểu đã cơ bản nhất trí về bố cục, nội dung của dự thảo Luật, đặc biệt là những điểm mới của dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã tập trung thẳng thắn thảo luận, góp ý phản biện vào các vấn đề như: Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; thời hạn giao đất; xác định giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất…

Nhiều ý kiến kiến nghị xem xét, bổ sung tại Điều 78 quy định đối với dự án thuộc trường hợp nhận chuyển nhượng để thực hiện dự án nhưng đã nhận được trên 80% diện tích cần thực hiện dự án mà không thoả thuận được nhận chuyển nhượng thì Nhà nước tham gia thu hồi.

Vì thực tế hiện nay một số dự án trên địa bàn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân khoảng 80% diện tích đất, còn 20% diện tích người dân không chấp nhận chuyển nhượng, chủ yếu là gây khó khăn cho nhà đầu tư, đòi giá cao làm ảnh hưởng đến giá đất đối với khu vực xung quanh, cũng như các dự án xung quanh.

Đối với Điều 80 của Dự thảo tại điểm b khoản 1 thu hồi đất vi phạm pháp luật về đất đai có nội dụng như “người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi huỷ hoại đất mà tiếp tục vi phạm”. Việc xác định “cố ý” hay không “cố ý” là rất khó khăn nên đề xuất sửa lại thành “người sử dụng đất huỷ hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi huỷ hoại đất mà tiếp tục vi phạm”.  

Về thu hồi và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự thảo Luật cần giải thích rõ các tiêu chí thế nào là vì lợi ích công cộng để tránh việc lạm dụng vì lợi ích của tư nhân; quy định cụ thể trường hợp nào Nhà nước sẽ đứng ra thu hồi đất, như đối với các dự án thực sự quan trọng và vì lợi ích quốc gia, công cộng...