Lương thấp thì trách nhiệm không cao?

Tôi không đồng tình với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khi cho rằng, lương của công nhân gác chắn thấp thì trách nhiệm làm sao cao được?!

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

Trong cuộc họp bất thường tối 28/5, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã có phát biểu thực sự gây tranh cãi và khiến nhiều người lo lắng: ''Trực gác chắn có ảnh hưởng tới an toàn của cả đoàn tàu mà lương thấp thì trách nhiệm làm sao cao được?”.

 Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.

Tôi không đồng tình với Bộ trưởng. Nếu chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế - xã hội có kỷ cương,  kỷ luật, văn minh, hiện đại, thì mỗi người khi nhận 1 đồng lương dù là thấp cũng phải có trách nhiệm đến cùng với công việc đó. Có rất nhiều công việc nặng nhọc, lương thấp hơn nhân viên gác chắn nhưng người lao động vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình.

Với những lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đường sắt thì càng dễ định lượng công việc và hiệu quả công việc. Anh cung cấp dịch vụ thế nào thì nhận được đồng tiền tương xứng. Nếu công việc đó đơn giản nhưng lại có vị trí quan trọng trong hệ thống thì phải trả lương cao, đồng thời trách nhiệm cũng phải cao. Còn như hiện nay, lương thấp nhưng rất nhiều người còn không xứng đáng với đồng lương thấp đó.

Lương thấp thì trách nhiệm không cao được, vậy thì ai còn dám sử dụng dịch vụ đường sắt nữa. Bởi, khách hàng, nếu bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ của đường sắt, có nghĩa là đã bán rẻ tính mạng của mình cho những con người trách nhiệm không thể cao!

Những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, khi được tuyển dụng đều phải ràng buộc với nhau bằng những hợp đồng lao động, cam kết pháp lý và mức lương cụ thể.  Các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu có những bất đồng hoặc cảm thấy không phù hợp… Cho nên, khi chấp nhận đứng trong bộ máy, một hệ thống vận hành nào đó thì phải tuân thủ, chấp hành nghiêm các qui định của tổ chức đó đưa ra.

Tiền lương là giá trị của sức lao động. Đánh giá giá trị sức lao động dựa trên tổng hoà nhiều yếu tố, trong đó có trách nhiệm, kỷ luật với công việc. Nếu một người có giỏi xuất sắc mà làm việc không có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm thì dù có lương cao cũng không thể giải quyết được vấn đề gì.

Bài toán trách nhiệm và lợi ích của bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào cũng nằm trong chính nội tại của ngành đó. Vì sao, đường sắt từ một ngành vận tải có vị thế gần như thống lĩnh, được làm việc trong ngành này là ước mơ của hàng vạn con người… vậy mà nay lại trở nên bi đát như vậy? Những người quản trị và chính nhân viên của ngành phải xem lại mình. Bởi, đã có một thời gian quá dài, dịch vụ và hạ tầng của ngành xuống cấp nghiêm trọng, đến bây giờ khi muốn vực dậy thì vô cùng khó. Nhìn ra các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước châu Âu, hệ thống đường sắt hiện chiếm vị thế quan trọng như thế nào đối với đất nước họ? Còn ta, một đất nước hơn 90 triệu dân, vận tải hàng không và đường bộ quá tải, người dân khi không còn lựa chọn nào khác mới tìm đến đường sắt!

Câu trả lời dễ thấy nhất là ngành đường sắt phải đầu tư, cải tiến mạnh mẽ để chất lượng phục vụ tăng lên vượt trội thì mới thu hút được nhiều khách. Khi đó lương của nhân viên đường sắt chắc chắn sẽ tăng.

Cái vòng luẩn “trách nhiệm và đồng lương” sẽ còn kéo lùi và đeo đuổi ngành đường sắt đến bao giờ khi mà tư duy về quyền lợi đặt lên cao hơn trách nhiệm?!