Lĩnh BHXH “một cục”: Lợi hay thiệt?

Hưởng BHXH một lần có xu hướng gia tăng đang là một bất lợi cho chính sách BHXH, ảnh hưởng đến an sinh xã hội lâu dài.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Tại Cơ quan BHXH huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, một ngày nắng đổ lửa giữa tháng 5/2018, ông Trần Văn Vinh, 58 tuổi, là cán bộ xã, đến làm thủ tục hưởng lương hưu.

Ông Vinh cho biết, còn 2 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên theo chính sách và tiêu chí mới về cán bộ xã ông tự thấy mình không còn đáp ứng được yêu cầu công việc nên ông đã quyết định nghỉ hưu sớm 2 năm.

Ông đến cơ quan BHXH huyện Tây Sơn để được hướng dẫn làm các thủ tục cần thiết đóng trước 2 năm còn lại để hưởng lương hưu.

 Ông Trần Văn Vinh đang làm các thủ tục để chốt số BHXH hưởng chế độ lương hưu.

Theo chia sẻ của ông Vinh, cuộc sống khó khăn, đã rất nhiều lần ông và một số người quen biết của ông tính đến việc làm thủ tục lĩnh “một cục” để có một số tiền ra tấm ra món lo công việc gia đình. Tuy nhiên, được sự hướng dẫn, tư vấn của cán bộ bảo hiểm xã hội, ông cùng với nhiều người cố gắng tham gia BHXH đủ 20 năm để có lương hưu khi về già.

Ông Vinh chia sẻ: “Giờ không còn làm công việc ở xã nữa tôi vẫn có một khoản thu nhập đều đặn hàng tháng để trang trải cuộc sống. Trước mắt, mình còn sức khỏe, tôi có thể tăng gia hoặc làm thêm những công việc phù hợp”.

Với mục tiêu tăng trưởng đối tượng tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, ông Trần Đình Long – Giám đốc BHXH huyện Tây Sơn cho biết, huyện đang tích cực tổ chức các đợt tuyên truyền cho các đơn vị sử dụng lao động để tập huấn, hướng dẫn cho họ thông báo lại cho người lao động về việc tham gia BHXH, BHYT; cùng với đó là thông qua đài truyền thanh của huyện xã,  qua bộ phận cán bộ trực tiếp tiếp cận với người dân đến cơ quan BHXH bộ phận tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính, tư vấn cho người dân các quyền lợi khi tham gia BHXH, bảo hiểm hưu trí.

Thực tế tại địa phương, ông Long cho biết, nhiều người trẻ chưa có nhu cầu tham gia, thậm chí có người tham gia BH thất nghiệp khoảng 9-10 năm nhưng không tiếp tục tham gia mặc dù cơ quan BHXH vẫn tuyên truyền nhưng họ thấy thời gian chờ đợi lâu quá. Chính vì thế, các cơ quan xây dựng chính sách cần nghiên cứu, tính toán các loại BHXH theo hướng linh hoạt hơn.

Thời gian qua, nhiều người đã thanh toán BHXH một lần để có một khoản tiền nhất định giải quyết nhu cầu, công việc nào đó trước mắt. Thực trạng hưởng BHXH một lần có xu hướng gia tăng cũng là một bất lợi cho chính sách BHXH, ảnh hưởng đến các chính sách an sinh xã hội trong tương lai.

Ông Bùi Sĩ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ, điều ông day dứt nhất là đã đồng ý việc Chính phủ dừng thực hiện Điều 60 Luật BHXH năm 2014. Bởi đây là một điều luật để người dân về già có tiền lương hưu trang trải cuộc sống hoặc không may mắc bệnh nan y, có tiền mai táng phí…

 

Cơ quan BHXH huyện Tây Sơn (Bình Định) giải quyết chế độ, chính sách cho người tham gia BHXH.

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ, việc thi hành Quyết định 176/HĐBT ngày 9/10/1989 của HĐBT vào đầu những năm 1990, nhiều người lao động sau khi nhận BHXH một lần lại mong muốn hoàn trả lại quỹ BHXH phần họ đã nhận để tiếp tục thời gian làm việc và đóng BHXH nhưng pháp luật không cho phép.

Trong rất nhiều lần bàn về vấn đề “lĩnh lương một cục”, chuyên gia lao động, tiền lương Đặng Như Lợi cho rằng: BHXH thực chất là bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm cuộc sống cho người lao động khi già yếu, hết tuổi lao động, không cớ gì đang khỏe mạnh lại đòi lấy ra. Bảo hiểm hưu trí là cho chính mình, phần đông nộp để hưởng chứ không phải chia sẻ. Phần chia sẻ cũng có nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 3% cho những người bị đột tử. Bảo hiểm hưu trí mới là cái lâu dài, là cái cho mình. Còn ốm đau, thai sản là cái bất thường của số đông cho số ít.

Theo BHXH Việt Nam, tính đến năm 2017 mới chỉ có gần 29% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn trên 34 triệu người trong độ tuổi lao động (khoảng 69,6%) chưa tham gia BHXH. Số người tham gia BHXH tự nguyện sau 10 năm triển khai chính sách này mới chỉ đạo gần 0,3 triệu người.

Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020 đã xác định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là nhiệm vụ và giải pháp hàng đầu để thực hiện mục tiêu bao phủ toàn dân. Vì vậy, Trung ương 7 đã thảo luận và ra Nghị quyết về cải cách chính sách BHXH theo hướng mở rộng bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.