Hội nghị cử tri nơi công tác tổ chức ra sao?

(Mặt trận) - Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ rõ, tùy tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Hỏi: Pháp luật về bầu cử quy định về số lượng cử tri và thành phần cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc như thế nào? Hình thức biểu quyết tại các hội nghị cử tri được quy định như thế nào?

Trả lời: Số lượng và thành phần cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc được quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể như sau:

- Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì phải đạt hai phần ba tổng số cử tri được triệu tập.

- Đối với nơi có 100 cử tri trở lên thì tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại diện cử tri và phải đảm bảo tối thiểu từ 70 cử tri trở lên tham dự.

Nghị quyết cũng chỉ rõ, tùy tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.

Hình thức biểu quyết tại các hội nghị cử tri được quy định tại khoản 6, Điều 4 Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021. Cụ thể như sau:

- Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 03-05 người. Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với người ứng cử.

- Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác (nơi làm việc) phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ban chấp hành công đoàn của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, hoặc của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên, xếp theo vần chữ cái A, B, C...Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ phiếu vào hòm phiếu.

- Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết tại hội nghị.

- Việc biểu quyết phải được lập biên bản.