Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh): Lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(Mặt trận) - Sáng ngày 28/2, Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật của Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Luật Đất đai (sửa đổi), qua đó tổng hợp, phân loại gửi Tỉnh uỷ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban MTTQ Trung ương.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

 

Hội nghị có sự tham gia của đại biểu đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, thành viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật thuộc Ủy ban MTTQ tỉnh, chủ nhiệm ban đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật của 13 huyện, thị, thành phố trên địa bàn. Trên cơ sở có sự nghiên cứu, đánh giá, phân tích, thảo luận, các đại biểu dự hội nghị đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp thiết thực vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nội dung góp ý tập trung vào các vấn đề như: Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; thời hạn giao đất; xác định giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; cơ chế, chính sách, giá đất; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; hộ gia đình sử dụng đất… Một số đại biểu đưa ra ý kiến đóng góp với trách nhiệm cao, đề cập đến những vấn đề sát sườn với quyền lợi, đời sống người dân. Như việc quy định “nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ”, ở khái niệm này các đại biểu cho rằng cần rõ ràng cụ thể cả về định tính và định lượng, có những thông số nhất định để làm rõ quy định…

Luật Đất đai năm 2013 sau 10 năm thi hành hiện đã bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc, chưa phát huy được nguồn lực từ đất để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Trước thực tế đó, Quốc hội khóa XV mong muốn các tầng lớp nhân dân tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để phù hợp thực tiễn cuộc sống, có tính ổn định, lâu dài.

Việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện ý chí, nguyện vọng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân với chủ trương, đường lối của Đảng, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật khi đưa vào thực thi.