Hòa Bình: Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trong lĩnh vực đất đai

(Mặt trận) -Sáng 27/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hòa Bình phối hợp Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn tổ chức hội thảo: Thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh; đề xuất chính sách tăng cường hiệu quả công tác này. Tham dự có 85 đại biểu là đại diện Bộ Tư pháp, Ủy ban MTTQ tỉnh Sơn La; lãnh đạo Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, một số sở, ngành và Ủy ban MTTQ, phòng Tư pháp các huyện, thành phố; đại diện lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân, tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở một số xã trong tỉnh.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

 Các đại biểu tham dự hội thảo. 

Hội thảo có 12 ý kiến trao đổi, chia sẻ, tham luận. Các đại biểu tập trung phân tích thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 1.391 tổ hòa giải, 9.426 hòa giải viên, trong đó 1.376 hòa giải viên là cán bộ MTTQ. Năm 2022, các tổ hòa giải cơ sở tiếp nhận và hòa giải thành 178/210 vụ việc. Nội dung chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, giữa các cá nhân trong cộng đồng; tranh chấp quyền, lợi ích phát sinh trong dân sự.

Bên cạnh kết quả, việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tổ hòa giải ở cơ sở không có trụ sở nên gặp khó khăn trong tiếp nhận yêu cầu giải quyết. Trình độ, năng lực của đội ngũ hòa giải viên còn hạn chế, giải quyết vụ việc đôi khi lúng túng. Tranh chấp đất đai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều vụ phức tạp, việc thực hiện Luật Đất đai năm 2013 bộc lộ một số bất cập cần điều chỉnh. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với MTTQ, các tổ chức thành viên trong công tác hòa giải chưa phát huy tích cực…

Từ thực trạng, các đại biểu đề xuất giải pháp, chính sách tăng cường hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở như: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên; biên soạn tài liệu, cẩm nang cho hoạt động này. Chi trả thù lao cho các vụ hòa giải thành…

Theo Báo Hòa Bình