Hà Nội sẽ áp dụng hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ

Hà Nội sẽ dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030. Trước mắt áp dụng hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ tại một số tuyến phố.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Đây là một trong những nội dung chính của quyết định phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030" vừa được UBND TP. Hà Nội phê duyệt.

Hà Nội đưa ra lộ trình 3 giai đoạn và sẽ dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết: Đề án này được thông qua tại kỳ họp thứ 4 của HĐND Hà Nội khóa XV vào tháng 7 vừa qua. Sở GTVT sẽ phối hợp với nhiều đơn vị khác lên kế hoạch thực hiện đề án cụ thể trong thời gian tới.

Theo đó, hàng loạt các giải pháp như hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ; cấp hạn ngạch đối với xe taxi và các phương tiện hoạt động kinh doanh tương tự taxi (Uber, Grab...) hay dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030... vừa được thành phố Hà Nội đưa ra để giảm ùn tắc giao thông trong thời gian tới.

Để thực hiện đề án, Hà Nội đưa ra mục tiêu tập trung ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt 30% - 35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 khoảng 50% - 55%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%.

Thành phố cũng phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đến năm 2030 đảm bảo tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 20% - 26% cho đô thị trung tâm; đạt 18% - 23% cho các đô thị vệ tinh và đạt 16% - 20% cho các thị trấn.

Lộ trình thực hiện 3 giai đoạn

Giai đoạn 2017 - 2018: Hà Nội tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giao thông vận tải như quy định dừng hoạt động đối với xe xích lô trên địa bàn thành phố; rà soát điều chỉnh, giờ học, giờ làm; thành lập trung tâm quản lý điều hành giao thông chung; khuyến khích các trường học tổ chức đưa đón học sinh bằng ôtô phù hợp với hệ thống vận tải hành khách công cộng...

Hà Nội sẽ cấm xe máy vào nội đô vào năm 2030. Ảnh: Lê Hiếu.

Giai đoạn 2017 - 2020: TP. Hà Nội sẽ tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, thủ đô sẽ áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng; cấp hạn ngạch đối với xe taxi; rà soát, thống kê số lượng xe máy hết niên hạn, kiểm tra khí thải; xây dựng đề án giao thông thông minh...

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng yêu cầu lắp đặt thiết bị trả phí tự động trên tất cả các ôtô, mỗi chủ phương tiện phải mở tài khoản để phục vụ công tác thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố...

Trong giai đoạn 2017 - 2030: Hà Nội sẽ từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

Để có cơ sở triển khai, thành phố tiến hành rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp vói các tuyến đường nâng cao chất lượng hiệu quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Song song đó, Hà Nội nghiên cứu ban hành các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, BRT, Mono rail, buýt bằng hình thức họp tác công - tư (PPP) nhằm phát triển nhanh, đồng bộ; có chính sách hỗ trợ khuyến khích đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng.