Giảm bớt gánh nặng “nuôi” cán bộ nhà nước

“Theo Nghị quyết 39 mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm phải giảm 140.000 - 150.000 người, thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng thêm 96.000 người. Đây là một mâu thuẫn”, đó là ý kiến của Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các Nghị quyết T.Ư 6 khoá XII diễn ra ngày 29.11.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

 Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính cho biết: Theo Nghị quyết 39 mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm phải giảm 140.000 - 150.000 người, thực tế không giảm được mà còn tăng thêm 96.000 người (Ảnh: NB)

Ông Phạm Minh Chính đưa ra dẫn chứng tỉ lệ công chức, viên chức hưởng lương trên 1.000 dân, Việt Nam có 43 người chưa kể quân đội và công an. Một số nước trong khu vực tính cả quân đội, công an như Philippines chỉ có 13 người, Ấn Độ 16, Indonesia 17…

Nếu tính thêm quân đội, công an thì Việt Nam còn cao hơn nhiều. Bao nhiêu dân cõng một cán bộ cần phải làm tính cho sát, để thấy chúng ta lạc hậu và tiêu tiền thuế của dân như thế nào.

Vấn đề đặt ra là ở chỗ, VN có tỉ lệ công chức, viên chức trên đầu dân cao hơn các nước nhưng có quản trị hành chính công tốt hơn họ không, kinh tế đất nước có mạnh hơn họ không, môi trường có được bảo vệ tốt hơn họ không? Nhất là với các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Câu trả lời có sẵn, không cần đưa dẫn chứng.

Tăng biên chế hàng chục ngàn người thì sức nào mà nuôi cho nổi cán bộ quan chức, nợ nần chồng chất là phải. Có những cơ quan tăng cấp phó nhiều đến mức không thể tin nổi, vậy mà vẫn sờ sờ trước mắt như trêu chọc dân chúng. Kinh khủng nhất là loạn cấp phó, 1 vụ có đến 19 hàm phó vụ trưởng thì e chỉ có nước ta.

Các cơ quan nhiều cấp phó như vậy nhưng nơi nào cũng kêu là không đủ phó để đi họp. Vậy thì cán bộ quan chức được bổ nhiệm để đi họp hay đi làm, đành rằng họp cũng là công việc, nhưng khi họp trở thành công việc chính thì nó không thể chấp nhận. Tổ chức vận hành một bộ máy mà chỉ toàn họp thì đó là một sự thất bại.

Hãy cho người dân, doanh nghiệp một cơ hội giảm bớt gánh nặng “cõng” cán bộ nhà nước.

Không phải chỉ là gánh nặng nuôi cơm, mà chính một bộ phận lực lượng dư thừa này nhũng nhiễu, tiêu cực, tạo ra những gánh nặng khác làm kiệt sức đất nước.