Đồng Tháp: Nói chuyện chuyên đề "Người nông dân chuyên nghiệp"

(Mặt trận) -Sáng 13/10/2020, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến nói chuyện chuyên đề "Người nông dân chuyên nghiệp" tỉnh Đồng Tháp. Tham dự tại điểm cầu cấp tỉnh và điểm cầu 12 huyện, thị xã, thành phố có Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam, đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị-xã hội, các sở, ngành có liên quan cấp tỉnh, huyện, xã.

Kon Tum:100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Lạng Sơn: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Bắc Giang: 100% khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết

 

Ý tưởng của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam Tỉnh thực hiện thí điểm mô hình thi đua phấn đấu trở thành "Người Nông dân chuyên nghiệp" trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với mục đích, ý nghĩa hướng đến “Người nông dân chuyên nghiệp” là để chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp; nâng cao ý thức và năng lực nông dân và nông nghiệp trong định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững, mang lại thu nhập ổn định, hợp lý cho người sản xuất, kinh doanh; phát triển và phát huy vai trò kinh tế tập thể trong định hướng phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà; tạo kiều kiện để nông sản hàng hoá Việt Nam nói chung và của Đồng Tháp nói riêng đủ sức tham gia ngày càng sâu rộng trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới.

Đối tượng của chương trình là nông dân và những người tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản. Nội dung thực hiện bao gồm hai nhóm vấn đề:

Nhóm nội dung về xã hội, là nông dân chuyên nghiệp thì phải tham gia vào một tổ chức đoàn thể cụ thể nào đó ở địa phương; tự nguyện tham gia vào các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, cao hơn là mô hình các Hợp tác xã; phải có tinh thần học tập suốt đời (học văn hoá, học kinh nghiệm, học ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, kinh doanh); nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong đời sống và trong sản xuất, kinh doanh.

Nhóm nội dung về sản xuất, kinh doanh, bao gồm sản xuất phải an toàn (an toàn lao động); tạo ra sản phẩm hàng hoá gì cũng phải an toàn cho người tiêu dùng; trong quá trình sản xuất kinh doanh phải: Không làm tổn hại đến môi trường (môi trường không khí, môi trường nước, môi trường tài nguyên đất); thực hiện nghiêm Luật HTX, các nội quy, quy chế, quy định của Tổ liên kết, hợp tác sản xuất; sẳn sàng chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng và tham gia các hoạt động vì cộng đồng nơi sản, xuất kinh doanh hoặc nơi cư trú.

Một khi đăng ký tham gia thi đua phấn đấu trở thành “Người nông dân chuyên nghiệp” thì bà con sẽ được hưởng những quyền lợi như ưu tiên tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước về nông dân, nông nghiệp, nông thôn; được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (nếu có); tạo điều kiện tiếp cận thông tin thị trường, xây dựng cơ chế tiếp cận doanh nghiệp thông qua các HTX, các mô hình liên kết hợp tác để hạn chế việc người sản xuất bán nông sản hàng hoá qua nhiều tầng nấc trung gian được tôn vinh các danh hiệu cao quý của các tổ chức và địa phương trên từng lĩnh vực cụ thể.

Theo đó, thực hiện thí điểm đối với 5 đơn vị: Huyện Châu Thành thí điểm trên lĩnh vực cây nhãn; huyện Lấp Vò thí điểm trên lĩnh vực cây hoa màu; huyện Lai Vung thí điểm trên lĩnh vực cây có múi; huyện Cao Lãnh thí điểm trên lĩnh vực cây xoài và cây mít; huyện Tháp Mười trên lĩnh vực cây lúa, cây ăn quả mít. Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tuỳ điều kiện cụ thể mà MTTQ ở địa phương đề với xuất Cấp uỷ, phối hợp với Chính quyền chọn mô hình và địa bàn thí điểm của từng địa phương cụ thể.

Các đại biểu được nghe các chuyên gia, nhà khoa học nói chuyện về: Vai trò của khoa học-công nghệ trong nâng cao chuỗi giá trị nông sản; cann tác nông sản an toàn; lợi ích của người nông dân khi tham gia hợp tác xã; xu thế thị trường tiêu thụ nông sản hiện nay và mô hình "Người nông dân chuyên nghiệp".

Trần Thắng