Đồng Tháp: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giám sát của Mặt trận Tổ quốc thực hiện Luật Trẻ em

(Mặt trận) -Công tác tuyên truyền, giám sát thực hiện Luật Trẻ em năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn Tỉnh thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương.

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

Uỷ ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, Hội thánh Tin lành Việt Nam và Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Tiền Giang thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh

Hàng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp trong Tỉnh phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em (thực hiện quyền trẻ em, thực hiện trách nhiệm của (MTTQ) được quy định tại Điều 91 Luật Trẻ em) song song với các văn bản Luật mới ban hành; kết hợp nhân bản các tài liệu hỏi-đáp, tài liệu bướm, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Trẻ em của Sở Tư pháp phổ biến trong hệ thống MTTQ, đoàn viên, hội viên và sâu rộng trong Nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; tổ chức, triển khai có trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi, tổ hội của các đoàn thể, tổ chức các hội thi, hái hoa dân chủ, pa nô, áp phích, băng rol… về những điểm mới quy định cụ thể các quyền và bổn phận của trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; các biện pháp bảo vệ trẻ em ba cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp); chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em; các hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm…  trong Luật Trẻ em năm 2016.

Thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với các cơ quan nhà nước theo quy định của Luật trẻ em cho thấy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Tỉnh đến xã, phường, thị trấn và sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Tỉnh đạt được kết quả nhất định như: Trẻ em mồ côi được nuôi dưỡng tại cộng đồng, gia đình và được hưởng chế độ, chính sách của nhà nước; trẻ em khuyết tật được khám bệnh và được tham gia giáo dục hòa nhập; trẻ em sinh ra được làm giấy khai sinh đúng quy định (tranh thủ và phối hợp ngành tư pháp hỗ trợ, hướng dẫn quy trình, thủ tục làm giấy khai sinh); cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại Vacxin; trẻ em sinh ra được bú sữa mẹ; trẻ đến trường mầm non, mẫu giáo được khám sức khỏe định kỳ, tăng cường số trẻ em được tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thể thấp còi; tỷ lệ trẻ em bỏ học ở các cấp học giảm xuống, chất lượng và hiệu quả phổ cập giáo dục được duy trì, quyền học tập của trẻ em cơ bản được bảo đảm, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu tiên, ưu đãi, miễn giảm học phí cho học sinh Mầm non, Tiểu học, THCS, học sinh là hộ nghèo, con gia đình chính sách theo quy định; nhất là thực hiện công tác truyền thông tác động đến các bậc phụ huynh tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ được tiêm vacxin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 bảo đảm đúng thời gian quy định và đủ liều.

Nhìn chung, công tác thực hiện Luật Trẻ em năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn Tỉnh thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức có liên quan; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Luật trẻ em. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của MTTQ các cấp trong Tỉnh chủ động phối hợp tốt với các cơ quan nhà nước, chủ yếu là ngành Tư pháp triển khai thực hiện Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Trẻ em.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn Tỉnh vẫn còn những khó khăn nhất định: Cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em tại các xã, phường, thị trấn là kiêm nhiệm nên thời gian đầu tư cho công tác trẻ em còn ít; bố trí kinh phí cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện; thiếu chủ động phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm Luật Trẻ em, đặc biệt là lên án các hành vi xâm hại, ngược đãi và bạo lực đối với trẻ em...

Hướng tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục nâng cao năng lực trong công tác nắm bắt tình hình dư luận ở cơ sở, theo dõi và giám sát thực hiện pháp luật, chính sách và các chương trình liên quan đến quyền trẻ em; trọng tâm là phối hợp chặt  chẽ với ngành Tư pháp tiếp tục triển khai Luật Trẻ em, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em và các văn bản Luật mới ban hành trong hệ thống MTTQ, trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân, nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tăng cường sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.

Trần Thắng