Chảy máu chất xám - tiền bạc chưa phải là tất cả!

Một bác sĩ với đầu vào hàng top, qua 5-6 năm học tập và nhiều năm kinh nghiệm mà lương chỉ 4-6 triệu đồng/tháng - “không còn nguồn kinh tế nào khác”. Họ không nghỉ việc mới là vô lý.

Rộn ràng đón Ngày hội Đại đoàn kết ở bản Gia Khâu 1

Ấp Trà Kháo tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Quảng Bình: Bản đầu tiên tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

 Tòa nhà hành chính Đà Nẵng. Ảnh: Zing.

Con số 40 nhân tài xin nghỉ việc ở thành phố đáng sống Đà Nẵng, vừa xong, hóa ra, lại chỉ như một cái gạch đầu dòng, trong một bảng kê của tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra liên tục trong nhiều năm.

Trước đó, hồi tháng 4, Trung tâm 115 TPHCM “kêu cứu” khi trong chỉ 1 năm, 23 nhân viên, trong đó, có 6 bác sĩ đã xin nghỉ. 2 tuần trước, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long xác nhận con số 7 trường hợp được giải quyết xin nghỉ và 11 trường hợp khác cũng đang “có đơn”.

Nhân tài hay không chưa biết, nhưng đây đúng là chảy máu chất xám. Và nguyên nhân có thể nhìn thấy ngay: Tiền bạc.

Thật khó chấp nhận nhân viên cấp cứu lương chỉ 3 triệu. Bác sĩ 115 chỉ 4-5 triệu. 3 triệu, 6 triệu, trong một đô thị đắt đỏ.

Rồi bác sĩ, được đào tạo sau đại học, kinh nghiệm 10 năm mà lương cũng chỉ cao nhất 6 triệu/tháng. Dù bệnh viện đang thiếu hụt tới 30 bác sĩ, nhưng đúng, một vị giám đốc có tâm phải để cho các đồng nghiệp của mình ra đi. Lẽ đơn giản là anh không thể gánh giúp, không thể định ra một tiêu chuẩn sống tối giản, cầm cự cho người khác được.

Và vô lý hơn, một “nhân tài” được đào tạo ở nước ngoài hớn hở về nước để nhận 1,7 triệu/tháng. Và suốt 7 năm sau đó, lương nhích dần lên 4 triệu.

Nếu lương đáp ứng được điều kiện sống, nếu lương trở thành động lực làm việc, động lực cống hiến, rõ ràng, sẽ giải quyết cơ bản tình trạng chảy máu chất xám.

Nhưng nếu chỉ lương thôi thì chưa đủ. Trên báo chí, một “nhân tài” tâm sự rằng: Chị hoàn toàn không hứng thú, không phù hợp với công việc được phân công. Nguyên do: Ngành học thích hợp với công việc năng động, tiếp xúc chứ không phải ở môi trường bó hẹp và bình lặng trong văn phòng”.

ĐBQH Dương Trung Quốc cũng nhìn nhận yếu tố quan trọng nhất trong việc trọng dụng nhân tài là dùng đúng người, đúng việc bên cạnh việc “trả lương một cách hợp lý”, bởi thực tế là “nhiều nơi thì nhân tài chỉ là ở vấn đề bằng cấp. Có nơi rất nhiều tiến sĩ, nhưng không rõ nhu cầu dùng họ làm việc gì để phát huy hết năng lực”.

Hóa ra, trọng dụng nhân tài, chống chảy máu chất xám còn là việc sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng đãi ngộ và không để tình trạng “cắp ô” mà con số 57.000 trường hợp được phát hiện thừa chỉ là một ví dụ.