Chất lượng đào tạo thấp sẽ dẫn đến thất nghiệp cao

Trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 5.6, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, đang xây dựng đề án nâng cao chất lượng, thay đổi cơ cấu, trong đó, tập trung xử lý tìm cách giải quyết việc làm cho 215.000 sinh viên tốt nghiệp đại học đang thất nghiệp.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn tại Quốc hội.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, không băn khoăn sinh viên thất nghiệp mà lo chất lượng. Còn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, tỉ lệ cử nhân thất nghiệp không quá cao, vì thế giới cũng như vậy.

Thôi, khỏi phải bàn chuyện thế giới xa xôi, trước mắt là có hơn 200.000 gia đình nuôi con ăn học tốn cơm, giờ ngồi chịu cảnh thất nghiệp. Khỏi phải nói bi kịch của người ăn không ngồi rồi trong khi cầm tấm bằng đại học trong tay, và chính họ cảm thấy đau khổ khi từng là niềm kỳ vọng của gia đình.

Đã có trường hợp sinh viên ra trường không tìm được việc, phải giấu bằng đại học để xin làm công nhân. Chưa kể có nhiều người vì không có việc làm, phải tiếp tục học thạc sĩ để chờ cơ hội, ít ra cũng trấn an mình không phải thất nghiệp.

Kể ra cũng khó trách ai, nếu cho rằng, đào tạo đại học thiếu tính dự báo nên để cử nhân thất nghiệp nhiều thì cũng không đúng. Bởi vì, cùng học ngành nghề như nhau, nhưng có người xin được việc, người thì không. Ngoài yếu tố may mắn, còn có nỗ lực của bản thân, cơ hội việc làm như nhau, nhưng sự cố gắng của mỗi người để tiếp cận công việc khác nhau.

Hoặc nếu có thời kỳ kinh tế phát triển không tốt, nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoặc sập tiệm, đương nhiên dôi dư lao động. Rủi ro này không thể đổ lỗi cho đào tạo.

Vấn đề của đào tạo chính là chất lượng đào tạo, như cảnh báo của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung là hoàn toàn đúng. Thực tế đã có không chỉ cử nhân, mà không ít thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí giáo sư cũng làm giả hồ sơ, đạo văn.

Chúng ta đào tạo ồ ạt nhưng trình độ kỹ sư, cử nhân thấp hơn các nước. Trường đại học mọc lên khắp nơi, nhưng sinh viên nhiều trường cầm cái bằng ra không mấy ai tin, doanh nghiệp không nhận, vậy thì chẳng khác gì đánh lừa người học. Cho nên, siết chặt chất lượng đào tạo đại học mới là căn bản, tỉ lệ thất nghiệp cao hay thấp cũng từ chất lượng mà ra.

Tạo cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học trước hết là cung cấp cho họ một tấm bằng cử nhân, kỹ sư chất lượng cao. Cùng với lực lượng lao động được đào tạo bài bản này là một nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp làm ăn phát đạt.

Việt Nam sẽ có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020, nếu mục tiêu này đạt được thì chỉ sợ không có đủ nhân lực chất lượng cao để sử dụng mà thôi.