Bình Định: Hướng tới Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc

(Mặt trận) -Từ ngày 1 – 18/11, Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc sẽ được tổ chức tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sau một năm hạn chế về quy mô, hình thức tổ chức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm nay, ngày hội sẽ được tổ chức rộng rãi với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm củng cố, tăng cường sự đoàn kết, hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tặng quà Tết tại phường Long Biên

An Giang: Mảnh đất giàu lòng nhân ái

Phát huy nội lực của khu dân cư

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư năm nay đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử, truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kết quả thực hiện nội dung các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do MTTQ Việt Nam các cấp chủ trì, phối hợp thực hiện, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; biểu dương gương người tốt, việc tốt và các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Bà Nguyễn Thị Phong Vũ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định (giữa) tặng bằng khen và quà cho Ban công tác Mặt trận thôn Tờ Lék (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh).

Thông qua tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư củng cố, tăng cường sự đoàn kết, đồng thuận của người dân trong cộng đồng; phát huy quyền làm chủ, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân; tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân, góp phần thực hiện đạt kết quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định đã có hướng dẫn cụ thể về chương trình Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Tùy theo đặc điểm của từng khu dân cư mà có cách thức tổ chức phù hợp, song, nội dung cơ bản gồm 2 phần chính: Phần lễ và phần hội, cùng các hoạt động hưởng ứng.

Phần lễ với các nội dung như ôn lại lịch sử và truyền thống của MTTQ Việt Nam trong 92 năm qua; báo cáo kết quả nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới hoặc xây dựng đô thị văn minh, tình hình đời sống nhân dân, kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Bên cạnh đó, các đại biểu, nhân dân cùng trao đổi, thảo luận về những vấn đề cấp bách tại địa phương, đề xuất giải pháp để khắc phục các hạn chế. Phần lễ cũng dành thời gian để biểu dương các gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng cộng đồng dân cư và thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phát động và ký cam kết giao ước thi đua…

Phần hội và các hoạt động hưởng ứng sẽ tổ chức các hoạt động trao Nhà “Đại đoàn kết”, khánh thành các công trình dân sinh, công cộng; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống của địa phương, dân tộc để tạo sự gắn kết.

Chuẩn bị chu đáo cho ngày hội

Năm nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc điểm của tỉnh ở 11 khu dân cư tại 11 huyện, thị xã, thành phố. Các khu dân cư được chọn tổ chức Ngày hội điểm cấp tỉnh đang chuẩn bị chu đáo cho khâu tổ chức.

 Đồng bào Bana huyện Vĩnh Thạnh với các tiết mục cồng chiêng, múa xoang, chào đón khách trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư.

Được chọn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc điểm của tỉnh Bình Định vào ngày 4.11, làng Kon Giọt 2 (xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn) đã lên kế hoạch tập luyện các tiết mục văn nghệ truyền thống, vệ sinh, trang trí lại nhà rông, chuẩn bị kịch bản tổ chức cho phần lễ chỉnh chu, trọng thể.

Ông Đinh Đam, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Vĩnh An, cho hay: “Đội cồng chiêng, múa xoang sẽ tập luyện trong 2 ngày, kể từ ngày 31.10. Đồng thời, theo hướng dẫn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, Ban Công tác Mặt trận làng sẽ cùng chuẩn bị các báo cáo, lựa chọn chủ đề trọng tâm cho các tổ chức đoàn thể và các hộ gia đình ký cam kết thực hiện thi đua gắn với nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2023”.

Các huyện, thị xã, thành phố cũng chọn khu dân cư tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc điểm cấp huyện. Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Quy Nhơn, thông tin: Năm nay, thành phố chọn 2 khu dân cư để tổ chức Ngày hội điểm cấp thành phố. Đó là khu dân cư Nhơn Phước, xã Nhơn Hội và khu dân cư khu vực 5, phường Trần Hưng Đạo. Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố sẽ trích Quỹ Vì người nghèo thành phố tặng quà cho 100% hộ nghèo với mức 500 nghìn đồng/suất.

Để tăng cường sự gắn kết, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão mời các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, vận động các đơn vị đứng chân, đơn vị kết nghĩa với từng khu dân cư tham gia Ngày hội tại các khu dân cư, tặng quà cho hộ nghèo.

Bà Lê Thị Thanh Trầm, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão, cho biết: “Đặc thù của các khu dân cư đồng bào dân tộc thiểu số là tính cộng đồng cao, sự mến khách, tình cảm mộc mạc, chân thành nên tham gia chuẩn bị cho Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với sự háo hức, nhiệt tình. Sau phần lễ của Ngày hội, bà con sẽ góp rau, gạo, vật nuôi… để tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” trong không khí đầm ấm, nghĩa tình”.

Theo Báo Bình Định