Bảo vệ rừng để hạn chế lũ ống, lũ quét

Những trận lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ trong những ngày tháng 10 vừa qua đã gây thiệt hại lớn về người và của.

Hà Nam: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác Mặt trận

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024-2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ lần thứ Ba - khóa XV, nhiệm kỳ 2024- 2029

 Người dân bản Seo Sáng (xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ) tuần tra bảo vệ rừng.

Bạn đọc viết:

Văn Thi Hoàng (Quảng Nam):

Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nên mưa nhiều, đồi núi cao dẫn đến lũ ống, lũ quét xảy ra tương đối phổ biến từ xưa đến nay, và người dân đã thích nghi với điều này. Song những năm trở lại đây, lũ ống, lũ quét trở nên bất thường và rất đáng lo ngại, gây hậu quả nghiêm trọng, một phần có thể do quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng quan trọng nhất chính là nguyên nhân do nạn phá rừng đầu nguồn gây ra.

Trước đây, diện tích rừng ở nước ta bao phủ hầu hết các đồi núi nhưng dần bị thu hẹp do nạn phá rừng diễn ra trầm trọng. Ngoài việc phá rừng để khai thác gỗ thì các nhà máy thủy điện mọc lên cũng góp phần thu hẹp diện tích rừng lại. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban lệnh đóng cửa rừng vào tháng 6-2016, song rừng nhiều nơi vẫn tiếp tục bị tàn phá không thương tiếc. Chính điều này đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những thảm họa lũ ống, lũ quét với cường độ mạnh hơn. Rừng có tác dụng hết sức quan trọng trong việc điều hòa, giữ nước và ngăn cản dòng chảy, nay đã bị phá rỗng ruột, hễ mưa xuống là bao nhiêu nước đổ về vùng thấp một cách nhanh chóng, khiến nhiều người không kịp trở tay. Hơn nữa rừng còn có tác dụng giữ kết cấu đất, đá bền chặt hơn nhờ rễ cây ăn xuống chằng chịt, khi mưa xuống không dễ gì đất, đá bị sạt lở, gây vùi lấp, ngăn cách giao thông…

Không riêng gì vùng núi phía bắc, các tỉnh miền trung và Tây Nguyên những năm gần đây vào mùa mưa lũ cũng chịu thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản bởi hàng mấy trăm công trình thủy điện lớn nhỏ nằm ở đầu nguồn khiến diện tích rừng bị thu hẹp một cách nghiêm trọng.

Rừng được xem như tài nguyên quý giá, một lá phổi lớn của mỗi quốc gia vì vừa thực hiện điều hòa khí hậu, giảm thiểu khí cacbonic và cung cấp lượng oxy, làm màu mỡ đất đai và đa dạng sinh học, ngăn chặn thiên tai một cách có hiệu quả nhất. Mất rừng đồng nghĩa với việc thiên tai ngày càng nhiều và càng nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng, các địa phương cần đẩy mạnh công tác bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng một cách quyết liệt hơn nữa. Giữ và phát triển rừng ngày hôm nay chính là ngăn ngừa những hậu họa thiên tai, lũ lụt về sau này, góp phần vào sự phát triển bền vững cho quốc gia.