An Giang đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

(Mặt trận) -Thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp trong tỉnh An Giang đã phát huy và mở rộng dân chủ ở tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KTXH), tạo sự đồng thuận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Sóc Trăng trao 120 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ khó khăn

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ hai, khóa XII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 3, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029

Tạo sự đồng thuận

Năm 2021, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; các hình thức dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp được phát huy, mở rộng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội và các đơn vị đã quan tâm chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên các loại hình; nhất là việc phát huy dân chủ của nhân dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch được thực hiện hiệu quả. Công tác cải cách hành chính, giải quyết công việc hàng ngày của nhân dân được công khai, minh bạch; công tác tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân theo định kỳ, đột xuất được duy trì để giải quyết kịp thời những bức xúc chính đáng của nhân dân.

 Các tập thể có thành tích trong phong trào thi đua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2021 được khen thưởng

Qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần chấn chỉnh lề lối, phương pháp, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, hướng đến gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân. Nhờ vậy, thời gian qua, nhiều vụ bức xúc trong nội bộ nhân dân được giải quyết tại chỗ. Đặc biệt, nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bầu không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội ngày càng được phát huy. Nhiều khó khăn trong quá trình phát triển đã được nhân dân bàn bạc, tham gia cùng cấp ủy Đảng, chính quyền tháo gỡ, giải quyết có hiệu quả, như: Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng; giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, những mâu thuẫn, vướng mắc trong nhân dân...

Từ đó, nhân dân ngày càng tích cực, chủ động tham gia các phong trào do địa phương và các ngành phát động. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được thực hiện tốt hơn; vai trò tự quản thông qua xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước, quy chế..., như: Huy động nguồn lực trong nhân dân đóng góp hàng trăm tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học, nhà Tình nghĩa, các công trình văn hóa, thể thao… làm cho bộ mặt nông thôn và đô thị ngày càng đổi mới.

Củng cố lòng tin của nhân dân

“Qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy, nơi nào được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh, chỉ đạo; cán bộ, đảng viên gương mẫu thì nơi đó bầu không khí dân chủ được phát huy, nhân dân tự giác thực hiện, khó khăn sẽ được nhân dân tham gia bàn bạc tháo gỡ; nội bộ đoàn kết, thống nhất thì nhiệm vụ chính trị được hoàn thành, xã hội được ổn định, giàu về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần” - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng nhận xét.

Để tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị, thời gian tới, các ngành và địa phương cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng. Qua đó, nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, các cấp, ngành; nâng cao trách nhiệm và sự gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác dân vận chính quyền. Các cấp, ngành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ. Chú trọng chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở các xã, phường, thị trấn. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động và phương thức nắm tình hình nhân dân theo hướng thiết thực, hiệu quả. Lấy sự hài lòng của người dân để đánh giá hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên…

“Hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chính là sự đồng thuận, lòng tin của cán bộ, nhân dân. Vì vậy, thời gian tới, các cấp, ngành và địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng nhấn mạnh.

THU THẢO