5.600 văn bản trái luật - phải có người chịu trách nhiệm!

Qua kiểm tra văn bản do các bộ, ngành, địa phương ban hành, Bộ Tư pháp phát hiện hơn 5.600 văn bản trái pháp luật. Bộ Tư pháp đánh giá: “Số lượng văn bản trái pháp luật được phát hiện ở các lĩnh vực khác nhau khá lớn, gây ra những thiệt hại, tác động tiêu cực đến các quan hệ xã hội trong đời sống kinh tế, xã hội”.

Ninh Bình: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà gia đình chính sách tại thị xã Nghi Sơn

Bắc Giang: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ cận nghèo ở huyện Tân Yên

 Ảnh minh họa

Xây dựng và ban hành văn bản không nghiêm túc, trái luật thì hậu quả không thể tính hết được. Trước hết là hệ thống pháp luật không chuẩn mực, thiếu tính thống nhất. Các cơ quan công quyền phải xử lý những xung đột ngay trong hoạt động của hệ thống, phải giải quyết thưa kiện từ người dân, doanh nghiệp.

Văn bản trái luật làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tiêu tốn ngân sách vô ích. Nhà nước chi ngân sách để nuôi bộ máy, trả lương và chi phí cho sản xuất văn bản, lại có đến 5.600 sản phẩm bị lỗi thì phí tiền phí của. Chưa hết, khi phát hiện văn bản trái luật, lại phải có bộ phận xử lý nó, Nhà nước phải chi phí tất cả những khoản đúng ra không nên có. 

Như vậy, khi soạn thảo và ban hành văn bản trái luật, thì đã làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Các văn bản trái luật đi vào đời sống, người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức phải gánh chịu hậu quả. Rất không may là trong các văn bản trái luật này, chủ yếu là liên quan đến kinh tế. Chính những văn bản trái luật tạo nên một môi trường không lành mạnh, doanh nghiệp gặp quá nhiều rắc rối, khó khăn, cản trở. Một môi trường tiêu cực như vậy thì không thể phát triển kinh tế tích cực, các nhà đầu tư bị mất sức vì phải đối phó với những quy định vô lý.

Với chừng đó văn bản tồn tại, cộng đồng doanh nghiệp, dân chúng phải tiêu phí thời gian khi có những giao dịch với hành chính công, thiệt hại này làm sao tính toán hết được.

Tiếp theo là thiệt hại về vật chất, người dân, doanh nghiệp phải chi trả các loại phí cho dịch vụ công liên quan đến các văn bản trái luật. Chưa kể, chính các văn bản này tạo môi trường cho tiêu cực phí, bất công cũng sinh ra từ đây. Dân gánh tất.

Văn bản trái luật gây thiệt hại cho Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhưng những người soạn thảo, ban hành lại không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhiều trường hợp cũng chẳng chịu kỷ luật, xuê xoa đổ trách nhiệm chung. Ban hành văn bản tùy tiện, sai thì sửa, bị phản ứng thì thu hồi, điều này khiến cho người dân mất niềm tin, xem thường pháp luật, và chính những người soạn thảo ban hành cũng đang xem thường pháp luật.