Quảng Nam: Phản biện xã hội dự thảo đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi

(Mặt trận) - Sáng ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo đề án "Phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030" sẽ trình tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa X.

Bắc Kạn: Hiệu quả thiết thực từ giám sát

Bình Thuận: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội

Đảng lãnh đạo phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để Nhân dân làm chủ

 

Báo cáo tại hội nghị, Sở Kế hoạch và đầu tư - đơn vị chủ trì soạn thảo đề án cho biết, thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh, kinh tế miền núi tiếp tục tăng trưởng, quy mô được nâng lên, giá trị sản xuất năm 2020 đạt 12.325 tỷ đồng, tăng bình quân 2,9%/năm. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở miền núi đạt 20,74 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từng năm 4 - 5%; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 67,13%.

Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở miền núi đạt 40% (chỉ tiêu 38,5%); trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt 80% (chỉ tiêu 50%); đường giao thông nông thôn cứng hóa đạt 69,14% (chỉ tiêu 43%)... Tuy nhiên, qua đánh giá hiện chỉ có 15 chỉ tiêu có mức tăng trưởng và phát triển, 6 chỉ tiêu còn lại chưa đạt mục tiêu đề ra, chủ yếu do kinh tế - xã hội miền núi phát triển còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của khu vực.

Qua khảo sát, giai đoạn 2021 - 2025, tổng nhu cầu đầu tư tại 9 huyện miền núi khoảng 21.911 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 50%; 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hơn 69% tỷ lệ độ che phủ rừng...

Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng chính sách cho miền núi một cách phù hợp, với nguồn lực đầu tư đủ lớn, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là về giao thông, giáo dục, y tế...