Hải Phòng: Thu hồi tài sản của 262 vụ việc trong các vụ án tham nhũng, kinh tế

(Mặt trận) - Ngày 7/11, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực, Trưởng Đoàn giám sát thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã có buổi giám sát tại Hải Phòng.

MTTQ tỉnh Lào Cai lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri

Quang cảnh buổi làm việc

Tại đây, Trưởng Đoàn giám sát cùng các thành viên đã làm việc trực tiếp với các cơ quan: TAND, VKSND, Công an và Cục thi hành án dân sự TP Hải Phòng.

Theo báo cáo của Cục Thi hành án dân sự TP Hải Phòng, từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 30/9/2020, cơ quan thi hành án dân sự TP Hải Phòng thực hiện thi hành án hình sự về kinh tế, tham nhũng tổng cộng 262 việc (trong đó bao gồm cả uỷ thác thi hành án) với tổng số tiền hơn 444 tỷ đồng.

Trong đó, Cục Thi hành án dân sự TP Hải Phòng đã thi hành xong 228 việc, đạt 93,89% số vụ việc phải thi hành án đối với các bản án về tham nhũng, kinh tế. Số tiền thu hồi được hơn 219 tỷ đồng, đạt 65,16% số tiền phải thu hồi về ngân sách nhà nước.

Số việc đang phải thi hành án là 16 việc, tương đương hơn 154 tỷ đồng phải thu hồi. Trong số này, số tiền còn phải thu hồi tại 2 vụ án vi phạm các quy định về quản lý kinh tế lên đến gần 94 tỷ đồng chưa thi hành xong.

Ông Bùi Đăng Dung, Phó Viện trưởng VKSND TP Hải Phóng cho biết, đối với các vụ án về tham nhũng, kinh tế, ngay từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các cơ quan tiến hành tố tụng TP Hải Phòng đã thực hiện các biện pháp như kê biên tài sản, phong toả tài khoản ngân hàng, tạm giữ tài sản để bảo đảm thu hồi tài sản do hành vi tham nhũng, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế cho nhà nước nên việc thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng, kinh tế đạt hiệu quả cao nhất.

Các cơ quan tư pháp của Hải Phòng cũng nêu vấn đề, việc thu hồi tài sản đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế cũng có những hạn chế nhất định bởi lẽ, các tài sản này đều phải được trưng cầu giám định. Tuy nhiên, lực lượng giám định mỏng, thời giam giám định kéo dài. Vấn đề xác định, chứng minh tài sản riêng của người có hành vi phạm tội tham nhũng, phạm tội kinh tế trong khối tài sản chung của gia đình để thu hồi tiền cho nhà nước cũng rất mất thời gian.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Phó Trưởng BCĐ Thi hành án dân sự TP Hải Phòng Lê Khắc Nam chia sẻ với Đoàn Giám sát, Hải Phòng không có các đại án, không có vụ việc phải thi hành án với số tiền thu hồi lớn nên tỷ lệ thi hành xong vụ việc đạt mức cao.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đánh giá, bốn cơ quan gồm Công an, VKSND, Toà án và Cục Thi hành án dân sự đã xác định nhiệm vụ thu hồi tiền, tài sản tham nhũng trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, đã phối hợp chặt chẽ, thu hồi tài sản đạt kết quả cao; đồng thời đề nghị trong thời gian tới, Cấp uỷ Đảng của  bốn cơ quan cần nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thu hồi tiền, tải sản tham những trong các vụ án hình sự, kinh tế.

Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho rằng, kết quả giải quyết, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế của thành phố đã được tổng kết, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc. Từ đó, đề ra được những phương hướng, nhiệm vụ hiệu quả trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế cho những năm tiếp theo.

Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho biết, những đề xuất, kiến nghị của các các cơ quan được giám sát sẽ được Đoàn giám sát của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tập hợp, chuyển đến các cơ quan liên quan xem xét, tháo gỡ trong thời gian tới.