Đắk Lắk: Phát huy và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tập hợp, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri

(Mặt trận) -Cùng với việc tham gia tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri (TXCT) tập hợp, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri, MTTQ Việt Nam đồng thời có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền và giám sát, theo dõi việc giải quyết, trả lời của cơ quan có thẩm quyền đối với những ý kiến, kiến nghị cử tri đã phản ánh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 14 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban MTTQ các cấp tỉnh Nam Định nâng cao vai trò giám sát của nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân tham gia hoạt động giám sát cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Cử tri Y Chăl Byă (buôn Sút, xã Krông Jing, huyện M'Drắk) nêu kiến nghị tại một hội nghị tiếp xúc cử tri

Việc giám sát, theo dõi kết quả giải quyết, trả lời của cơ quan nhà nước đối với những nội dung cử tri đã kiến nghị là điểm mà cử tri đặc biệt quan tâm. Đây chính là nội dung để đánh giá tính hiệu quả trong suốt quá trình tham gia phối hợp tổ chức TXCT của MTTQ Việt Nam.

Ông Lê Xuân Sương, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk cho biết: Tại các cuộc TXCT, công tác phối hợp ghi biên bản, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri được phân công ghi chép đầy đủ, chính xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Sau các đợt TXCT, MTTQ tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri theo nhóm các lĩnh vực và xây dựng báo cáo gửi các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, giải quyết theo quy định. Trong 10 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổng hợp, phản ánh hơn 4.510 ý kiến, kiến nghị của cử tri để gửi đến các cơ quan thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức ở địa phương. Tại các hội nghị TXCT, các vấn đề đã rõ thì đều được lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn của địa phương tiếp thu, giải trình đầy đủ, trả lời trực tiếp. Đối với những vấn đề cần có thời gian nghiên cứu giải quyết, lãnh đạo địa phương các cấp đã tiếp nhận, tổng hợp và giao cho các cơ quan chức năng tham mưu có lộ trình giải quyết cụ thể và thông tin bằng văn bản đến cử tri.

Đơn cử như ở UBND tỉnh, khi nhận được kế hoạch TXCT thì UBND tỉnh đều có văn bản chỉ đạo, phân công lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương tham dự các cuộc TXCT để tiếp thu, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri đối với các nội dung thuộc thẩm quyền trực tiếp tại hội nghị hoặc tiếp thu để trả lời bằng văn bản. Ngay sau khi nhận được văn bản tổng hợp ý kiến cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì UBND tỉnh đã phân loại, chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành để rà soát, trả lời và thông báo kết quả đến cử tri, các cơ quan, đơn vị liên quan được biết. Trong đó nhiều vấn đề được cử tri đặc biệt quan tâm, như: đất đai, nông lâm nghiệp và tài nguyên môi trường; cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; nhóm vấn đề về bảo đảm an ninh trật tự, tình trạng tệ nạn xã hội, cho vay "tín dụng đen"…, đã được UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm hoặc có lộ trình giải quyết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương.

Cũng theo ông Lê Xuân Sương, thời gian qua, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực trong phối hợp tổ chức TXCT của đại biểu, đồng thời tăng cường giám sát việc trả lời, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề cử tri đã kiến nghị. Nhìn chung, các ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Đắk Lắk gửi đến các kỳ họp Quốc hội cơ bản đã được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm, xem xét, trả lời bằng văn bản làm cơ sở để ĐBQH, Đoàn ĐBQH tỉnh nghiên cứu và làm căn cứ thông báo, trả lời cử tri. Các kiến nghị của cử tri được giải quyết kịp thời, nhanh chóng giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của cử tri; góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Bảo Chi