An Giang: Phản biện về dự thảo quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

(Mặt trận) - Chiều 14/6, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Quyết định của UBND tỉnh về quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang.

MTTQ Việt Nam huyện Đức Trọng phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội

Nâng cao hiệu quả phối hợp giám sát giữa Hội đồng nhân dân và MTTQ các cấp để xây dựng chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả vì lợi ích chính đáng của Nhân dân

Chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Phấn đấu đến 2025 hoàn thành sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư

Quang cảnh Hội nghị

Tham dự hội nghị có đại diện các hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ tỉnh và các chuyên gia về lĩnh vực liên quan; đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố. Đồng chí Trương Hoàng Trọng – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự thảo Quyết định ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh có 03 chương, 18 điều với các nội dung như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hình thức, nội dung và trách nhiệm chung trong phối hợp.

Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao sự cần thiết ban hành quy định nhằm quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính thống nhất, đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đại biểu cũng đã đóng góp một số nội dung cụ thể như: các cụm từ ngữ cầm đảm bảo tính thống nhất trong toàn văn bản; việc quy định trách nhiệm cho UBND cấp xã như dự thảo là chưa phù hợp với tình hình hiện nay; cần quy định cụ thể thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đối với các tổ chức tôn giáo; cần quy định trách nhiệm phối hợp giữa Sở Thông tin truyền thông, Sở Nội vụ và Công an tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng;…

Tại hội nghị, đại diện Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ (cơ quan soạn thảo) đã giải trình, làm rõ các vấn đề mà đại biểu quan tâm và cung cấp thêm thông tin liên quan đến nội dung được phản biện. Sau hội nghị, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến để gửi cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu nhằm hoàn chỉnh văn bản.