Các cơ quan ngoại giao cam kết hỗ trợ nhân dân miền Trung bị lũ lụt

(Mặt trận) - Trước tình hình thiên tai diễn biến phức tạp ở các tỉnh duyên hải Trung Bộ, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã phối hợp với các thành viên của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai tổ chức cuộc họp “Vận động hỗ trợ cho nhân dân các tỉnh duyên hải Trung Bộ bị thiệt hại do lũ lụt”.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gặp mặt, vinh danh 8 tập thể, 18 cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu năm 2024

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến gửi điện mừng tới Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp – Chủ tịch Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai phát biểu tại cuộc họp. 

Cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Chủ tịch Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đồng chủ tịch Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai chủ trì.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã cung cấp những thông tin bước đầu về thiên tai, lũ lụt tại Việt Nam thời gian qua.

Hiện tại, miền trung trải qua 2 đợt mưa lớn với diễn biến phức tạp. Tại Huế, Quảng Bình đã vượt lũ lịch sử. Tổng lượng mưa 2 đợt có nơi trên 3.000 mm, cá biệt có nơi lên đến 800 mm/ngày và là những đợt mưa lịch sử. Đây là đợt lũ gây ra rất nhiều ngưới chết và mất tích lên tới 124 người và gây thiệt hại nặng nề về tài sản. BCĐ vẫn đang chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm người mất tích. Vẫn còn 121694 hộ đang bị ngập lụt hiện nay (số liệu mới chỉ bước đầu và sẽ còn tăng lên). Lũ tại Quảng Bình và Hà Tĩnh đang lên rất nhanh.

Tại Cuộc họp, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) Quốc gia, Bộ Tài nguyên Môi trường đã đưa ra dự báo thời tiết miền Trung Việt Nam. Từ giữa tháng 9 đến nay, 3 trận bão và 2 áp thấp nhiệt đới xảy ra liên tiếp trên biển Đông, gây mưa lớn trên 1.000 mm trong các ngày 6-13/10, riêng Quảng Trị 1.000 - 2.000 mm, đặc biệt tại Thừa Thiên - Huế mưa tới 1.900 - 2.300 mm, một số trạm vượt tổng lượng mưa lịch sử năm 1999 như: Bạch Mã: 2.869 mm, Hồ Khe Ngang: 2.276 mm, A Lưới: 2.290 mm, tại Thượng Nhật cường suất mưa lớn nhất lên tới 719 mm/ngày.

Lũ lớn xảy ra trên toàn bộ 14 tuyến sông chính, trong đó 10 tuyến sông ở mức BĐ3 đến trên BĐ3 xấp xỉ 2m tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam, đặc biệt trên sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế và sông Hiếu, sông Ô Lâu, tỉnh Quảng Trị đã vượt mực nước lũ lịch sử.

Hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển Đông, dự báo sẽ gây mưa rất lớn (từ 300-800 mm) cho các tỉnh miền Trung, nguy cơ lũ chồng lũ với các tỉnh vừa bị thiệt hại nặng nề.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm KTTV quốc gia cho biết thêm, “từ đầu tháng 10 đã có 3 cơn bão và 2 áp thất nhiệt đới gây ảnh hưởng lớn tại Trung Trung Bộ và gây ra những cơn lũ lịch sử. Lũ trên sông HIếu và sông Bồ đều vượt mức lịch sử và đạt mức đỉnh. Quảng Bình, Hà Tĩnh vẫn sẽ là trọng tâm mưa từ nay đến ngày 21/10.

Tuy nhiên, sáng ngày 19/10 đã xuất hiện áp thấp nhiệt đới và dự báo này 21 sẽ vào biển Đông và nhiều khả năng mạnh lên thành bão và hướng về khu vực miền Trung, Dự báo từ ngày 24 đến 26 /10 sẽ lại có mưa to trở lại khu vực này. Xa hơn nữa, từ nay tới cuối năm sẽ còn từ 4-6 cơn bão xuất hiện và từ 2-4 cơn sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam. Từ giờ đến cuối tháng và sang tháng 11 sẽ khiến tình hình mưa lũ phức tạp. Chúng tôi cũng dự báo mùa đông năm nay cũng sẽ lạnh hơn bình thường”.

Lũ lên cao gây ngập lụt sâu trên diện rộng làm nhiều vùng dân cư bị chia cắt, giao thông bị cô lập, hàng chục người chết và mất tích, hàng trăm căn nhà bị sập đổ, hư hỏng, ngập nước, khoảng hơn 7 triệu người dân trong khu vực lâm vào cảnh khó khăn; hàng ngàn héc-ta lúa, hoa màu bị thiệt hại; mất trắng hàng nghìn gia súc, gia cầm, hàng trăm ha diện tích thuỷ sản; cùng nhiều tuyến đường, cầu cống và nhiều công trình thuỷ lợi, điện lực, viễn thông bị hư hỏng sập trôi... thiệt hại vẫn chưa thể ước tính hết.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: “Đứng trước những thách thức cấp bách này, Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đề nghị các Bộ ngành trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ trong và ngoài nước cùng với toàn bộ cộng đồng cùng chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn và khắc phục hậu quả thiên tai”.

kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị, để hiệu quả nên ngày mai sẽ sớm tổ chức 3 đoàn đi khảo sát và phải đảm bảo an toàn cao nhất cho các đoàn khảo sát. Đề nghị 3 đoàn khảo sát cần theo sát nhu cầu đánh giá của các tổ chức trong cuộc họp hôm nay và có báo cáo tốt nhất cho các tổ chức.

Chính phủ VN đang ưu tiên đảm bảo bà con vùng lũ có được nhu cầu tối thiểu về lương thực và nước uống. Cố gắng để đảm bảo an toàn nhất cho bà con. Do đợt lũ ở những vùng ngập sâu và ngập lâu đang vẫn diễn biến phức tạp nên rất lo lắng cho những đối tượng không thể duy trì được cuộc sống nhất là đối tượng dễ bị tổn thương là trẻ em và phụ nữ. Đảm báo sức khỏe và an toàn trước dịch bệnh trong và ngay sau lũ. Ngay sau cuộc họp này sẽ có những đoàn vào khảo sát trực tiếp tại vùng lũ.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam - cho biết với vai trò cơ quan đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, sau khi làm việc với một số cơ quan để xác định thiệt hại và nhu cầu trước mắt tổ chức này sẽ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ lụt.

Theo Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, hiện Trung tâm AHA (ASEAN), Đại sứ quán Nhật, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng đã cam kết hỗ trợ khẩn cấp cho người dân miền Trung. Tính đến thời điểm hiện tại, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TW về PCTT đã nhận được cam kết hỗ trợ từ Trung tâm AHA (ASEAN), Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam, Đại sứ quán Mỹ/ USAID, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Để kịp thời hỗ trợ nhân dân khu vực miền Trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, Ban chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống thiên tai sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết và kết nối với chính quyền địa phương các cấp để các nhà tài trợ có thể hỗ trợ người dân địa phương các tỉnh bị ảnh hưởng do thiên tai.