Ủy ban MTTQ tỉnh Cà Mau giám sát việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

(Mặt trận) -Ngày 31/8, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi làm trưởng đoàn giám sát đã làm việc với UBND huyện Trần Văn Thời về việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện.

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Gặp mặt chức sắc các tôn giáo, người uy tín tiêu biểu, Việt kiều và thân nhân Việt kiều nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

 Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi phát biểu tại cuộc giám sát.

Theo báo cáo, toàn huyện có 57 cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian, chủ yếu thuộc các loại tín ngưỡng như: thờ Bà Thiên Hậu, thờ Bà Chúa Xứ, Lăng Ông, đình. Có 6 tôn giáo với 16 cơ sở thờ tự với hơn 10.100 tín đồ (là người dân tộc thiểu số hơn 1.800 người), có 35 chức sắc, 173 chức việc và 7 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thuộc các hệ phái Tin Lành khác nhau.

Đối với các hiện tượng tôn giáo mới (đạo lạ, tà đạo) chưa phát hiện trên địa bàn huyện, cũng như các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật và hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài.

Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Võ Quốc Thống cho biết, lĩnh vực tôn giáo được cấp trên quan tâm chỉ đạo kịp thời, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ, HĐND huyện, sự phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện, từ đó các hoạt động tôn giáo trên địa bàn đều thực hiện tốt các quy định của chính quyền địa phương, không có trường hợp nào vi phạm trong hoạt động tôn giáo, các mâu thuẫn, tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện được giải quyết kịp thời.

 Thời gian qua, các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đều thực hiện tốt các quy định của chính quyền địa phương (Trong ảnh: Chùa Rạch Cui, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời)

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt, lãnh đạo huyện Trần Văn Thời nhìn nhận, vẫn còn khó khăn, hạn chế trong quá trình triển pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo: Công tác tuyên truyền Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, các chủ trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo chưa được thường xuyên và thực sự hiệu quả chưa cao. Cán bộ phụ trách chuyên môn chưa thành thạo trong cách thức tổ chức, sinh hoạt của các tôn giáo trên địa bàn, chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác tôn giáo một cách bài bản; việc tham mưu đối với hoạt động xây dựng, sửa chữa các công trình tôn giáo từng lúc chưa đạt yêu cầu...

UBND huyện Trần Văn Thời đề xuất UBND tỉnh quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác tôn giáo đi tham quan một số mô hình hoạt động sinh hoạt tôn giáo, học hỏi cách thức quản lý, sinh hoạt của từng tôn giáo để quản lý tốt hơn; quan tâm có chính sách đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo ở cơ sở. Sở Nội vụ thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng đến cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác tôn giáo huyện, xã.

Ông Nguyễn Văn Khởi đề nghị, thời gian tới, huyện Trần Văn Thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo chấp hành tốt các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo; xác định rõ thẩm quyền trong thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo; cán bộ làm công tác tôn giáo cần nghiên cứu, am hiểu các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền, giải thích kịp thời cho các tín đồ tôn giáo hiểu các quy định; quan tâm phối hợp với các ngành liên quan để giải quyết kịp thời các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của tôn giáo theo quy định pháp luật./.

 Băng Thanh- Ảnh: Nhật Minh