Triển khai hiệu quả các Chương trình Mục tiêu quốc gia trong vùng đồng bào Khmer

(Mặt trận) -Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS. Trong đó, tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng các chính sách hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề cho đồng bào DTTS luôn được chú trọng triển khai và mang lại hiệu quả tích cực.

'Điểm tựa' giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên

Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

Đakrông (Quảng Trị): Phát huy vai trò người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 Ông Trương Quốc Điền Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng ( bên phải) tham quan các mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật của đồng bào vừa chuyển đổi nghề.

Theo báo cáo của huyện Châu Thành (Sóc Trăng), chỉ tính riêng trong năm 2022, tổng nguồn vốn để thực hiện 3 Chương trình MTQG tại huyện Châu Thành là trên 28 tỷ đồng, gồm xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, địa phương còn thực hiện triển khai đồng bộ, lồng ghép các chương trình, dự án như đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất… Nhờ vậy, đến nay, tất cả 7 xã của huyện đều đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 5,2%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn hơn 3,3%.

Ông Trương Quốc Điền Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của UBND tỉnh và các Sở, ban ngành tỉnh; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, giám sát chặt chẽ của HĐND huyện và phối hợp tốt của Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội huyện; sự đồng thuận, nhất trí cao của toàn xã hội đối với việc thực hiện các nội dung, dự án Chương trình MTQG. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia được triển khai sâu rộng; người dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Chương trình và vai trò chủ thể của mình, từ đó phát triển và trở thành phong trào tự nguyện hiến đất, đóng góp tài sản, ngày công; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường; các mô hình sản xuất được triển khai cơ bản góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. “Cái được lớn nhất thông qua Chương trình này, là sự đồng thuận cao của đồng bào, từ đó đồng bào nâng cao được ý chí tự lực, tự cường tự vươn lên trong cuộc sống để làm giàu cho gia đình và đóng góp cho xã hội”, ông Điền nhận định.

Từ các Chương trình MTQG, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay đóng góp tích cực của người dân, đến nay, vùng đồng bào Khmer ở Sóc Trăng đã thay da đổi thịt. Những ngôi nhà xuống cấp trước đây được thay bằng nhà tường kiên cố, vững chắc, giao thông nông thôn được bê tông hoá, bà con được hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo…

N.T