Thái Nguyên sáng tạo trong phổ biến pháp luật đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Trong những năm vừa qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn.

Ủy ban MTTQ tỉnh Lâm Đồng gặp mặt chức sắc tôn giáo tiêu biểu

Những ngôi nhà “Ý Đảng, lòng dân” ở huyện Mường Lát

Bình Phước: Biến Chương trình mục tiêu quốc gia thành động lực mạnh mẽ phát triển KTXH bền vững

 Người Dao trên núi Cao Biền (Xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai) trong trang phục rực rỡ đi bầu cử, thực hiện nghĩa vụ công dân.

Đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 29/8/2016 về công tác tôn giáo, nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về tôn giáo và công tác tôn giáo. Từ đó, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế, xã hội.

Thái Nguyên đlà một trong những tĩnh có nhiều sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo, đặc biệt là tại vùng dân tộc ít người.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 3 tôn giáo chính hoạt động gồm Phật giáo, Công giáo và Tin lành, với gần 1.500 chức sắc, chức việc, trên 120 nghìn tín đồ.

Thời gian qua, các ngành, địa phương của tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo các tôn giáo trong tỉnh hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thái Nguyên đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các tôn giáo. Hàng năm, Sở Nội vụ đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng công tác quản lí nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo và hỗ trợ các tôn giáo tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động đội ngũ chức sắc, chức việc, tín đồ Phật giáo và Tin lành thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Người Dao tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) trong trang phục rực rỡ đi bầu cử, thực hiện nghĩa vụ công dân. 

Tỉnh cũng đã tổ chức Hội nghị đối thoại với đại biểu công giáo nhằm đối thoại, lắng nghe, trao đổi với các linh mục, chức sắc, đại diện giáo họ để nắm chắc tình hình, hướng dẫn giải quyết các nhu cầu sinh hoạt công giáo, đồng thời tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến tôn giáo cho các chức sắc, chức việc, tín đồ.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến nay cơ bản ổn định, nền nếp, tuân thủ pháp luật. Các nguyện vọng, nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo được giải quyết kịp thời; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân được đảm bảo.

Các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; các sinh hoạt tôn giáo dần đi vào ổn định, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và phối hợp của chính quyền các cấp, MTTQ và các đoàn thể các cấp luôn quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Tích cực phối hợp cùng giáo hội các tôn giáo tuyên truyền, vận động các chức sắc, tín đồ thực hiện phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

 Công tác tuyên truyền về tôn giáo được đặc biết chú trọng ở vùng đồng bào dân tộc ít người.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo, nhiều địa phương trong tỉnh đã có nhiều sáng tạo như: phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào với nhiều hình thức phong phú, sinh động; tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của đồng bào đối với pháp luật.

Trong đó, nổi bật là phổ biến qua mạng lưới truyền thanh cơ sở phát bằng nhiều thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vào thời gian thích hợp để đồng bào dễ dàng nghe và tiếp thu được; “sân khấu hóa” công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua các tiểu phẩm, qua các hội thi tìm hiểu pháp luật.

Văn Thưởng - Âu Vượng