Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng giám sát việc thực hiện Chương trình MTQG vùng dân tộc thiểu số tại Cà Mau

(Mặt trận) -Ngày 16/9, Đoàn giám sát của UBTƯ MTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Cà Mau về việc triển khai thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở tỉnh Thái Nguyên

Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho thấy, Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, những yêu cầu cấp thiết về điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của hộ nghèo vùng đồng bào DTTS, giúp nhiều hộ từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

 Quang cảnh buổi làm việc.

Tổng số vốn năm 2022, ngân sách Trung ương dành 887 triệu đồng đã thực hiện hoàn thành việc hỗ trợ và giải ngân đạt trên 100% kế hoạch được giao. Tổng vốn năm 2023 hơn 15,3 tỉ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hơn 14 tỉ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng trên 1,1 tỉ đồng đã thực hiện hỗ trợ và giải ngân được trên 15,2 tỉ đồng, đạt trên 99% kế hoạch vốn được giao.

Giai đoạn từ năm 2021-2025, số hộ cần được hỗ trợ nhà ở là 754 hộ. Kết quả thực hiện đến hết năm 2023, đã phê duyệt hỗ trợ cho 283 hộ với tổng vốn thực hiện 12,5 tỉ đồng đã giải ngân được trên 12,4 tỉ đồng...Về việc hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề tổng số hộ cần được hỗ trợ đất sản xuất là 610 hộ. Tuy nhiên, do địa phương không còn quỹ đất công để hỗ trợ nên không thực hiện nội dung này.

Trưởng Ban dân tộc tỉnh Cà Mau, Trần Hoàng Nhỏ báo cáo việc triển khai thực hiện Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. 

Tổng số hộ cần hỗ trợ chuyển đổi nghề là 522 hộ. Kết quả thực hiện đến hết năm 2023 đã phê duyệt hỗ trợ cho 201 hộ với tổng vốn thực hiện hỗ trợ và giải ngân là khoảng 2 tỉ đồng đạt 100% kế hoạch vốn được giao đến hết năm 2023.

Bên cạnh đó việc thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt với tổng số hộ cần hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 1.743 hộ đến hết năm 2023 đã thực hiện hỗ trợ 406 hộ với tổng vốn thực hiện và giải ngân trên 1,2 tỉ đồng đạt 100% kế hoạch vốn. Riêng các hộ gia đình được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tự ổn định chổ ở, xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, tạo quỹ đất sản xuất và học nghề và chuyển đổi nghề là 176 hộ với tổng số tiền đã giải ngân trên 6,5 tỉ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cho thấy tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình trong đó có Dự án 1, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn khá chậm, chưa đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch đề ra, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp. Các chính sách có tác động trực tiếp, tác động lớn đến đời sống của đồng bào vùng DTTS như chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất luôn phải đối mặt với áp lực rất lớn trong việc tạo quỹ đất để triển khai hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề (thay cho đất sản xuất) có định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thấp không quá 10 triệu đồng/hộ) thật sự chưa phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ thoát nghèo cho đối tượng thụ huởng...

Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư làm rõ hơn việc phân bổ vốn, việc điều chỉnh vốn trong thực hiện dự án; Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thông tin thêm về việc triển triển khai cho vay vốn sản xuất đối tượng dân tộc thiểu số như thế nào; Vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng thụ hưởng dự án; Các địa phương triển khai Dự án 1 đã triển khai tiến độ dự án như thế nào, quá trình giải ngân cũng như hỗ trợ vốn chuyển đổi sản xuất có khó khăn vướng mắc gì, nhất là vấn đề khó khăn về hỗ trợ đất ở, quỹ đất đối với những hộ không có đất ở, đất sản xuất cũng như định hướng như thế nào trong việc di dân đối với đồng bào dân tộc thiểu số trước những tác động của quá trình biến đổi khí hậu.

Cũng tại buổi giám sát, các thành viên trong đoàn giám sát cũng đã yêu cầu UBMTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau trong việc triển khai giám sát về việc thực hiện dự án 1 trên địa bàn...

 Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, buổi làm việc nhằm xem xét, đánh giá đầy đủ, khách quan những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó tiến hành tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện của các địa phương, đơn vị, góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm tiêu cực; kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo đúng quy định; biểu dương, khen thưởng, phổ biến những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân..

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng cũng đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của tỉnh Cà Mau trong việc thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời ghi nhận những khó khăn khách quan trong quá trình triển khai dự án, nhất là các vấn đề về mức hỗ trợ nhà ở còn thấp, quỹ đất của địa phương còn nhiều khó khăn, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề còn thiếu...Đồng thời yêu cầu Cà Mau cung cấp thêm tài liệu những vấn đề đoàn giám sát đặt ra để có cơ sở tổng hợp sau giám sát.

Nguyên Du