Phát triển hạ tầng giao thông vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang

(Mặt trận) -Nhiều năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác dân tộc, nhiều chính sách, nhiều nguồn lực tập trung đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để tiếp tục trợ lực cho vùng khó khăn, T.Ư, tỉnh và các địa phương ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cải tạo, mở mới những tuyến đường, tạo đà thu hẹp khoảng cách vùng miền.

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Gặp mặt chức sắc các tôn giáo, người uy tín tiêu biểu, Việt kiều và thân nhân Việt kiều nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Về cơ chế, bằng nhiều cơ chế hỗ trợ, hạ tầng giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Bắc Giang đổi thay tích cực. Bên cạnh những chính sách lớn của Trung ương như Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới; CTMTQG nghèo bền vững (Chương trình 135).

 Nhà thầu thi công tuyến đường nối thôn Việt Tiến, xã Giáo Liêm với thôn Hiệp Reo, xã Vĩnh An (cùng huyện Sơn Động)

Về nhu cầu, toàn tỉnh hiện có 73 xã và 20 thôn, bản thuộc vùng DTTS và miền núi, trong đó có 36 xã khu vực I, 9 xã khu vực II, 28 xã khu vực III với tổng số 244 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Những năm qua, từ các nguồn vốn, Bắc Giang đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ xây dựng ngầm, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh xây dựng mới 43 cây cầu tại vùng DTTS và miền núi, 33 công trình giao thông ở những thôn, bản ĐBKK.

Tại huyện Yên Thế, trong năm 2022, địa phương bố trí gần 320 tỷ đồng cứng hóa đường thôn, xóm, trục xã, trong đó có nhiều tuyến tại vùng DTTS và miền núi. Tiêu biểu như tuyến đường bê tông ở các bản: Đồng Tân, La Lanh, Tràng Bắn và La Xa (xã Đồng Vương); đường bê tông, ngầm ở bản Đồng An, đường bê tông bản Gốc Bòng (cùng xã Đồng Tiến)… Tại xã ĐBKK Tân Sơn (Lục Ngạn), hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đang triển khai 3 dự án giao thông lớn gồm: Cầu Thác Lười, đường bê tông thôn Khuôn Kén và 4 ngầm, đường dẫn với tổng kinh phí hơn 43 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. UBND xã Tân Sơn đang xây dựng 1 km đường giao thông từ thôn Bắc Hoa đi xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, xe ô tô vào được 100% các xã ĐBKK, kể cả mùa mưa, 70% đường trục thôn, bản được cứng hóa. Tuy nhiên, do đồng bào chủ yếu sống quanh núi và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối nên nhu cầu về cầu, đường kết nối tại vùng đồng bào DTTS và miền núi rất lớn. Ở nhiều nơi, dù có tiềm năng phát triển song thu nhập, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn. Tại xã Tân Sơn, một số vùng trồng vải thiều tại các thôn Thác Lười, Khuôn Tỏ, Khuôn Kén và Bắc Hoa, thương nhân không thể đưa xe tải đến tận vườn để thu mua, người dân phải vận chuyển bằng xe máy ra khu vực trung tâm xã. Mỗi khi trời mưa to, nhiều gia đình bị chia cắt bởi các ngầm tràn.

Còn tại xã Giáo Liêm (Sơn Động), dù có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế rừng song do xa trung tâm, đường vào trung tâm xã nhỏ, xuống cấp nên giá trị kinh tế không lớn (đạt 70-80 triệu đồng/ha/chu kỳ 5 năm, thấp hơn bình quân chung của huyện từ 20-30 triệu đồng. Ông Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sơn Động nói: “Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp, mở mới nhiều tuyến đường nhưng vì địa bàn rộng, nguồn lực trong dân còn hạn chế nên tỷ lệ cứng hóa đường giao thông của huyện thấp, nhiều thôn, bản vẫn bị “cô lập” mỗi khi mưa lớn”.

 Cầu Đồng Thủm, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động giúp việc đi lại, làm ăn của người dân dễ dàng, thuận lợi

Về nguồn lực cho các xã, những ngày này, về xã Giáo Liêm, nhiều tuyến đường bê tông mới đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Tại tuyến đường trục chính thôn Rèm, nhà thầu tập trung huy động phương tiện cạp lề đường tại những đoạn vừa được mở rộng, nâng cấp. Còn tại thôn Việt Tiến, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Đại Cường đổ bê tông đoạn cuối tuyến đường nối với thôn Hiệp Reo, xã Vĩnh An (cùng huyện). Đây là công trình góp phần rút ngắn gần 2/3 quãng đường từ xã đi trung tâm huyện, tạo thuận lợi tiêu thụ gỗ rừng trồng cũng như nhiều loại cây khác của xã. Dự án có tổng kinh phí 44 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện. Tuyến đường mới dài hơn 4 km, được thiết kế nền đường rộng 8 m, mặt đường đổ bê tông rộng 6 m.

Giai đoạn 2021-2025, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, UBND tỉnh dành hơn 391 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn, cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn (Sơn Động) cùng 9 dự án cứng hóa đường giao thông đến trung tâm các xã. Giai đoạn 2022-2024, tỉnh bố trí 150 tỷ đồng từ nguồn vốn trung hạn để triển khai xây dựng 73 cầu, ngầm dân sinh tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.

Giai đoạn 2021-2025, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, UBND tỉnh dành hơn 391 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn, cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn (Sơn Động) và 9 dự án cứng hóa đường giao thông đến trung tâm các xã. Giai đoạn 2022-2024, tỉnh bố trí 150 tỷ đồng từ nguồn vốn trung hạn để xây dựng 73 cầu, ngầm dân sinh tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế; đến nay đã có 25 công trình được khởi công.

Cùng với tỉnh, các địa phương có cơ chế, chính sách hỗ trợ cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Điển hình, Huyện ủy, HĐND huyện Sơn Động ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí nâng cấp, mở rộng tuyến đường xã, thôn, nội đồng giai đoạn 2022-2025 với tổng kinh phí dự kiến hơn 293 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hơn 264 tỷ đồng, còn lại ngân sách cấp xã và người dân đóng góp. UBND huyện Lục Ngạn cũng bố trí kinh phí để mở rộng, nâng cấp một số tuyến đường dẫn lên các cầu, ngầm dân sinh.

Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang cho biết: “Tại các xã, thôn ĐBKK, hạ tầng giao thông còn hạn chế. Ngoài nguồn lực hỗ trợ, các địa phương cần tuyên truyền, vận động đồng bào hiến công, hiến của để nối dài, mở rộng các tuyến đường. Với chức năng của đơn vị, chúng tôi sẽ tham mưu với Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh có thêm những chính sách đầu tư cho khu vực này, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH”.

Mục tiêu, đầu tư xây dựng các công trình ngầm, cầu dân sinh vùng DTTS&MN để xóa các điểm đứt, gãy, thuận lợi về giao thông, tăng "kết nối" với vùng sâu, vùng xa của tỉnh, đã nhận được sự đồng tình rất cao của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các huyện vùng DTTS.

T.H