Phát huy nguồn lực dân tộc thiểu số trong tiến trình phát triển của tỉnh Bạc Liêu

(Mặt trận) -Bạc Liêu có 3 dân tộc chính: Kinh - Khmer và Hoa, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh. Vì vậy, cũng như các nhiệm kỳ trước, khi tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, Tỉnh ủy Bạc Liêu luôn chú trọng cán bộ trẻ, nữ, người DTTS.

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Gặp mặt chức sắc các tôn giáo, người uy tín tiêu biểu, Việt kiều và thân nhân Việt kiều nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

 Cán bộ xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi) thực hiện các bước thủ tục trợ cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID.19. Ảnh: H.T

CHĂM LO MỌI MẶT ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DTTS

Đồng bào DTTS là một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, đồng bào DTTS chính là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển toàn diện, bền vững của tỉnh.

Từ trước đến nay cũng như định hướng sau này, tỉnh Bạc Liêu luôn quán triệt quan điểm của Đảng về đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc, chăm lo đời sống và xây dựng, phát huy nguồn lực đồng bào DTTS trong tiến trình kiến thiết và bảo vệ quê hương.

Thời gian qua, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc đã giúp tăng nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn; hỗ trợ vốn cho hộ nghèo và hộ cận nghèo đầu tư sản xuất phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS khó khăn tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường. Đồng thời, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các xã, ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Bạc Liêu luôn dành sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt cho công tác giáo dục - đào tạo vùng có đông đồng bào DTTS. Cơ sở vật chất các trường học được quan tâm đầu tư, nhất là trường dân tộc nội trú được xây dựng theo tiêu chuẩn cao, phục vụ tốt việc dạy và học. Chất lượng học sinh DTTS liên tục được nâng cao. Tỉnh đã đưa hàng ngàn con em đồng bào DTTS đi đào tạo theo chế độ cử tuyển, sau đó phân công, bố trí việc làm cho sinh viên diện cử tuyển tốt nghiệp.

Sự quan tâm này đã góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn nhân lực chất lượng, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực DTTS trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo số liệu từ Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS chiếm gần 6% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh; tỷ lệ đảng viên người DTTS chiếm 4,2%.

KHÔNG NGỪNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DTTS

Hàng năm, tỉnh Bạc Liêu đều có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao nhân các ngày lễ, tết của đồng bào DTTS. Triển khai mô hình dạy học tiếng Khmer, tiếng Hoa nhằm giữ gìn tiếng nói và chữ viết của đồng bào.

Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2024, các trường, lớp học vùng có đông đồng bào DTTS được xây dựng kiên cố, huy động trẻ em DTTS trong độ tuổi (6 - 14 tuổi) đến trường đạt từ 99% trở lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của đồng bào DTTS đạt từ 70% trở lên, lao động đến tuổi có việc làm thu nhập ổn định đạt từ 85 - 90%.

Tỉnh cũng đang đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc và Tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở, phân công cán bộ làm công tác dân tộc tham gia các chức danh chủ chốt các xã, phường, thị trấn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Phấn đấu có trên 90% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo Nhóm đối tượng 3, Nhóm đối tượng 4 quy định tại Quyết định số 771, ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng bào DTTS ở Bạc Liêu là nguồn lực to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của địa phương. Nguồn lực này đang được phát huy, song vẫn chưa xứng với tiềm năng, cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng để khai thác có hiệu quả, góp phần đưa Bạc Liêu cất cánh trong tương lai.

N.P