Phật giáo Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

(Mặt trận) -Trong lĩnh vực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Phật giáo Việt Nam cho thấy vị trí xứng đáng là một tôn giáo tiên phong trong quá trình lịch sử Việt Nam, tạo được sức mạnh kết nối cộng đồng, mọi tầng lớp, quần chúng nhân dân, mọi thời đại, góp phần xây dựng và hình thành, phát huy ý thức văn hóa dân tộc, tạo tiền đề, cơ hội và gợi mở một tương lai tươi sáng đối với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Chương trình MTQG 1719 là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn vươn lên thoát nghèo

Bình Thuận: Chăm lo toàn diện cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chăm sóc thiếu nhi - một trong các hoạt động vì cộng đồng của Phật giáo Việt Nam. (Ảnh THIỆN MINH) 

Các giá trị tôn giáo và xã hội của Phật giáo Việt Nam trước hết được thể hiện trên lĩnh vực tư tưởng. Đó là quá trình dấn thân của tôn giáo này trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, tạo sự gần gũi, gắn bó chặt chẽ với con người, xã hội theo đúng tinh thần của Lục Tổ Thiền tông răn dạy: "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mích Bồ đề, thí như cầu thố giác" (nghĩa là Phật pháp tại thế gian, nếu bỏ thế gian này mà đi tìm chân lý giác ngộ thì chẳng khác nào như đi tìm lông rùa, sừng thỏ). Thực hiện lời dạy ấy, để tạo thêm sức mạnh cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Phật giáo đã tích cực tham gia và giải quyết các vấn đề xã hội. Với bản chất là tôn giáo của hòa bình, gần gũi, gắn bó với người dân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cơ quan, ban, ngành của Đảng và Nhà nước, Phật giáo dấn thân phục vụ xã hội, con người, tích cực ủng hộ, triển khai các phong trào, cuộc vận động do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động tới đông đảo các tự viện, tăng, ni và phật tử tham gia hưởng ứng mạnh mẽ. Những phong trào từ thiện, an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa mới... được chú trọng triển khai và thực hiện, chính là sự vận dụng của triết lý nhân sinh cứu khổ cứu nạn và từ bi của nhà Phật. "Đó trước hết là việc kêu gọi tăng, ni, phật tử phát tâm công đức làm các công việc từ thiện: Nuôi dạy trẻ em mồ côi, nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa, mở lớp học tình thương, khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, ủng hộ đồng bào chịu hậu quả của thiên tai, lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa… Nêu cao vai trò của tăng, ni trong việc hòa giải những vụ việc dân sự, trong việc khuyên răn phật tử làm điều thiện, tránh điều ác, xây dựng đời sống văn hóa, tham gia phong trào xóa đói, giảm nghèo".

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trong việc phát huy vai trò, giá trị tôn giáo và xã hội của chính mình dấn thân theo tinh thần: "Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dàng chư Phật". Kế thừa, kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị trong giáo lý và lời dạy của Đức Phật với tư tưởng Hồ Chí Minh, đẩy mạnh vai trò của Phật giáo trong dấn thân phục vụ xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lấy phương châm "Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội" để đồng hành trong mọi hoạt động Phật sự hoằng dương chính pháp. Giá trị của Phật giáo không chỉ hướng con người đến những điều thiện mà còn dạy con người điều nhân nghĩa, chỉ bày cho con người đến những điều hòa kính trong xã hội với một hệ thống quy định về Giới luật đòi hỏi tăng, ni, phật tử phải thực thi nhằm gắn kết giữa đạo và đời trong một khối không thể tách rời.

Hưởng ứng mọi phong trào phát huy vai trò của tôn giáo trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã phát huy truyền thống tốt đẹp, quý báu đó để triển khai vận động tăng, ni, phật tử thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các chương trình hành động mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai. Cụ thể là: Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; "Quỹ vì người nghèo"; "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"...

Thực hiện tốt vai trò kết nối các tổ chức, đoàn thể xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước, từ khi thành lập đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng khẳng định vị thế của mình trên mọi mặt trận, đóng góp cho sự phát triển ổn định và bảo đảm an ninh, trật tự xã hội trước những yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời đại công nghệ 4.0. Đi xa hơn nữa những giá trị thiết thực của tôn giáo, giá trị nhân sinh cao cả mà Phật giáo mang lại cho con người là sự hướng đến những giá trị Chân, Thiện, Mỹ cao đẹp. Những lời dạy của Đức Phật được vận dụng triển khai trong cuộc sống hôm nay để có được một môi trường thật sự hòa bình, ổn định, phát triển vượt qua mọi khó khăn, thử thách với những biến động của thời đại và vấn nạn toàn cầu.

Việt Nam vừa trải qua những ngày tháng khó khăn do phải gánh chịu hậu quả tàn phá nặng nề của thiên tai, lũ lụt tại miền trung, cùng với hậu quả do đại dịch Covid-19. Nhờ luôn lấy triết lý vì con người, hành động kịp thời và tốt nhất để có thể mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hơn 40 năm qua luôn thực hiện tốt vai trò đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng, ni, phật tử cả nước sống trong chính tín để ánh sáng giác ngộ của Phật pháp đi vào đời sống thực tiễn. Phật giáo Việt Nam đã tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ độ sinh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo nên nét đẹp văn hóa, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc xuất phát trên những chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng, ni, phật tử luôn nhận thấy trách nhiệm và vai trò của mình, ngày đêm âm thầm cống hiến tâm lực, sức lực và tài lực theo tinh thần giáo lý Phật Đà.

Hòa thượng, Tiến sĩ THÍCH THANH NHIỄU, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Theo báo Nhân dân