Ninh Thuận: Tháo gỡ điểm nghẽn, thực hiện tốt chính sách dân tộc

(Mặt trận) -Từ các nguồn lực huy động, tỉnh Ninh Thuận tập trung ưu tiên, đẩy mạnh đầu tư cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Từ đó, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Gặp mặt chức sắc các tôn giáo, người uy tín tiêu biểu, Việt kiều và thân nhân Việt kiều nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

 Cầu treo dẫn vào thôn Cầu Gãy, thôn có 100% đồng bào dân tộc Raglai sinh sống ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Ảnh: Phương Liên

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận, trong 8 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Ninh Thuận đã giải ngân 78% tổng vốn đầu tư phát triển. Trong đó, vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt 80%, vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt 77%. Thông qua các chương trình, đã góp phần quan trọng giúp bà con đồng bào DTTS và vùng núi phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chương trình MTQG vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Việc huy động nguồn lực để thực hiện các chương trình hạn chế, chủ yếu là vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Vì vậy, vẫn còn một số chính sách chưa có quy định, hướng dẫn của Trung ương nên chưa thực hiện được.

Tại Ninh Thuận, xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và trên cơ sở nội dung đầu tư của từng chương trình, ngoài vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình, tỉnh đã huy động từ nhiều nguồn vốn khác để lồng ghép thực hiện các chương trình MTQG, nâng tổng vốn thực hiện trong cả giai đoạn 2021 - 2023 lên gần 4.589 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp cho chương trình trên 974 tỷ đồng. Vốn ngân sách địa phương bố trí đối ứng thực hiện các chương trình MTQG trên 387 tỷ đồng, vốn lồng ghép trên 3.209 tỷ đồng, vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân bằng tiền mặt, ngày công, hiến đất… khoảng 18 tỷ đồng.

Từ nguồn lực huy động được, tỉnh Ninh Thuận tập trung ưu tiên, đẩy mạnh đầu tư cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Kết quả thực hiện hai Chương trình MTQG này là thước đo, kết quả đầu vào để đánh giá, xác định việc hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quán triệt nguyên tắc lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án khác để thực hiện các chương trình MTQG theo tinh thần Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 19/12/2022 của HĐND tỉnh. Ngoài ra, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021- 2025, Ninh Thuận đã bố trí gần 610 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để thực hiện lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

 UBND tỉnh Ninh Thuận họp đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG. Ảnh: Văn Tiến

Để thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, mới đây UBMTTQ tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Dự án 1 về “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận.

Tại buổi giám sát, ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận đề nghị, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phát huy tốt vai trò tham mưu trong việc triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 1 - Chương trình MTQG 1719. Huy động các nguồn lực xã hội kiểm tra, giám sát và đồng thuận chung tay tham gia thực hiện Dự án. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như nhân rộng các mô hình sinh kế hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi giúp đồng bào DTTS mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Các ngành, địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp để tháo gỡ những điểm nghẽn, quyết tâm giải ngân nguồn vốn đạt kế hoạch. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng các chương trình MTQG.

Văn Tiến - Vũ Mạnh