Như Xuân đẩy mạnh công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Những năm qua, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là những người đứng đầu được nâng lên. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.

Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng quà cho người uy tín huyện Yên Sơn

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho thu nhập cao ở Thị trấn Yên Cát.

Huyện Như Xuân hiện có 75.655 người, trong đó đồng bào DTTS Mường, Thái, Thổ chiếm trên 67%, cùng sinh sống đan xen ở 16 xã, thị trấn. Để nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào DTTS, thời gian qua huyện Như Xuân đã không ngừng đổi mới hình thức tuyên truyền các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách dân tộc, tôn giáo, người có công, chính sách đối với người nghèo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM)... Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới thành chương trình, kế hoạch, biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS.

Cùng với đó, huyện đã ban hành các nghị quyết chuyên đề tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các địa phương, dân tộc, vùng miền trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, như: Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 3-8-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện Như Xuân, giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 09-NQ/HU, ngày 20-12-2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng 6 Thanh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; các nghị quyết về cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển giao thông phục vụ xây dựng NTM, hỗ trợ xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng khu vực nông thôn...

Đặc biệt sau 3 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị, cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS. Các cấp ủy đảng đã lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, như: điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, công trình thủy lợi... Cùng với đó, các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó tập trung thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là Chương trình 135; chính sách đối với người có uy tín; chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo; chính sách người có uy tín trong đồng bào DTTS; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; vay vốn sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước ở vùng đồng bào DTTS đã góp phần tạo nên chuyển biến mới trên tất cả các mặt đời sống xã hội.

Kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và công trình phúc lợi của Nhân dân ngày hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Đã chuyển đổi được trên 233 ha diện tích trồng cao su, mía, sắn kém hiệu quả sang trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao, như: xoài keo, chanh leo, ổi, mít, bơ, dổi lấy hạt... Phương thức chăn nuôi của người dân cơ bản thay đổi theo hướng tập trung, gia trại, trang trại, liên kết chăn nuôi an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường... Đến nay, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc. Tính hết năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 43 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,41%.

Thời gian tới, Huyện ủy, UBND huyện Như Xuân tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện nghiêm Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, gắn với xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, dân vận khéo, nhất là trong xây dựng NTM...

Khắc Công