Huyện Hòa An (Cao Bằng): Tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia

(Mặt trận) -Huyện Hòa An là một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng. Huyện có dân số trên 56.000 người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 96,25% dân số, gồm các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Mường. Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, huyện cũng luôn quan tâm dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số. Việc triển khai Dự án 1 Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi với các chính sách hỗ trợ giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao đời sống.

Ninh Thuận: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cao Bằng: Giải quyết nhu cầu bức thiết trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng các giải pháp quan tâm nâng cao đời sống cho người DTTS. Từ các chương trình, dự án của Nhà nước, đến nay, huyện đã đầu tư 58,925 tỷ đồng để xây dựng và sửa chữa 35 trường; đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 81 công trình giao thông, tổng chiều dài 83,741km, với tổng kinh phí thực hiện trên 226 triệu đồng.

 Huyện Hòa An triển khai hiệu quả Chương trình, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Bằng nguồn kinh phí Chương  mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Dự án 1 đã hỗ trợ cho 275 hộ nghèo xây mới nhà ở, tổng kinh phí hỗ trợ 12,1 tỷ đồng. Thực hiện dự án Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân trong năm 2022 và 2023, đã cấp phát 4.793,5 triệu đồng cho 2.331 hộ người DTTS và 123 cộng đồng thực hiện công tác bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng.  Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao, theo tiêu chí chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều mới giai đoạn 2019 - 2023, năm 2019 toàn huyện có 3.396  hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,78%; Đến cuối năm 2023, tổng số hộ nghèo toàn huyện là: 1.428, bằng 10,22%. Chính sách cho người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đúng quy định. Cơ cấu cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị các cấp được đảm bảo, các chương trình, chính sách về giáo dục và y tế, văn hóa xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu dạy và học, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống nhân dân. Các lễ hội, phong tục truyền thống tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.

Một trong những địa phương triển khai hiệu quả Dự án 1 Chương trình là xã Ngũ Lão. Nằm ở phía Đông huyện Hòa An, xã Ngũ Lão có diện tích 54,92 km², dân số năm 2019 là 2.221 người. Xã Ngũ Lão được chia thành 11 xóm: Bản Gủn, Bản Phiấy, Bó Pheo, Khuổi Hoi, Khuổi Khoán, Khuổi Quân, Lũng Gà, Lũng Luông, Lũng Nặm, Nà Mấn, Nà Tú. Liên khu dân cư Lũng Gà, Lũng Luông, Lũng Nặm, Co Pheo có 98 hộ, với 481 nhân khẩu, 100% dân tộc Mông. Những năm qua, với việc triển khai các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các chương trình, dự án.... ổn định xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, với điều kiện địa lý là vùng núi cao, thiếu đất canh tác nên thu nhập của người dân còn thấp, bình quân chỉ đạt 16 triệu đồng/người/năm.

Thực hiện Chương trình, UBND xã đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo; Ban quản lý dự án xã và thành lập Ban phát triển 11/11 xóm; Ban hành 05 kế hoạch, 03 công văn để triển khai thực hiện chương trình; HĐND xã đã ban hành 02 Nghị quyết về thực hiện chương trình. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, huyện. UBND xã đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn và đôn đốc triển khai thực hiện các Chương trình giai đoạn 2021 - 2025.

Trong 2 năm qua, bằng nguồn vốn sự nghiệp với tổng vốn giao là 3.651.169.112 đồng; trong đó vốn giao năm 2022 là 1.427.169.112 đồng, năm 2023 là 2.224.000 đồng. Trong đó, Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tổng vốn giao 934 triệu (vốn 2022 là 384 triệu, năm 2023 là 550 triệu). UBND xã đã triển khai thực hiện Nội dung số 04 hỗ trợ nước sinh hoạt. Tổ chức triển khai và thực hiện cấp téc nước phân tán đợt 1 cho 43 hộ và giải ngân được 117.394.000 (sử dụng vốn 2022); tổ chức thực hiện đợt 2 đã trình phòng dân tộc phê duyệt tiếp tục cấp téc nước cho 128 hộ nghèo, hiện nay xã đang thực hiện xét thầu gói hỗ trợ téc nước sinh hoạt phân tán (ước thực hiện 338,304 triệu). Nội dung số 03: Hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: UBND xã đã xây dựng kế hoạch và rà soát lấy nhu cầu các hộ dân về chuyển đổi nghề và hỗ trợ mua máy nông cụ thực hiện dự án, nhưng nhân dân không thực hiện. Số tiền trả lại ngân sách là: 478.302.000 đồng, lý do chuyển đổi nghề và hỗ trợ mua máy nông cụ, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, người dân không có vốn đối ứng để mua, các hộ dân phát triển kinh tế chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi nên chuyển sang sản xuất và kinh doanh khác thì không có nhu cầu.

Đối với vốn đầu tư - nguồn vốn vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Vốn giao 434.218.000đ triệu; trong đó năm 2022 là 9.218.000đ; năm 2023 là 425 triệu (vốn công trình chuẩn bị khởi công là 125.000.000đ): Dự án 1: Hỗ trợ nhà ở với tổng số vốn giao là 400 triệu đồng, xã đang hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ 08 nhà ở cho hộ gia đình đồng bào DTTS.

Tại Thị trấn Nước Hai, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thị trấn Nước Hai ban hành Kế hoạch số 30 /KH-UBND (21/3/2024) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn thị trấn. Trong đó, đặt mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số: đảm bảo 100% đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa và trên 70% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật được quy định trong Chương trình xây dựng nông thôn mới; trên 90% hộ sử dụng điện thường xuyên; 100% hộ gia đình ở đô thị và 90% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thị trấn Nước Hai có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông; internet đến hầu hết các xóm, tổ dân phố.

Chương trình với tổng mức vốn thực hiện theo Quyết định số 4025/QĐ-UBND ngày 21/12/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Hòa An về việc giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (nguồn vốn đầu tư); Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 31/01/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Hòa An về việc giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2024 thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (nguồn vốn sự nghiệp). Tổng nguồn vốn là 1.298.500.000 đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư: 222.500.000 đồng; nguồn vốn sự nghiệp: 1.076.000.000 đồng.

Những nỗ lực trong triển khai Chương trình trên địa bàn huyện Hòa An (Cao Bằng) đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực, nâng cao đời sống kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đồng bộ, hạ tầng giao thông được cải thiện, giúp đồng bào đi lại dễ dàng, lưu thông hàng hóa. Qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đang dần được nâng cao…. từng bước thu hẹp khoảng các giữa các vùng, miền.

Trong giai đoạn tới, tại Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số huyện Hòa An lần thứ IV năm 2024, huyện Hòa An đề ra 10 mục tiêu, 9 giải pháp quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong nhiệm kỳ tới (2024 - 2029) như: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo là hộ đồng bào DTTS bình quân mỗi năm từ 3%; Tăng mức thu nhập bình quân của người của người DTTS lên gấp 2 lần so với năm 2020. Không còn xã đặc biệt khó khăn, giảm ít nhất 20% tổng số xóm đặc biệt khó khăn; Giữ vững 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa; trên 90% số thôn đồng bào DTTS có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện bê tông hóa đường giao thông nội thôn, liên thôn; nâng cấp hệ thống điện cho 100% số thôn làng lưới điện chưa đảm bảo an toàn; đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho đồng bào DTTS.

V.L