Hiệu quả chính sách đầu tư vùng đồng bào DTTS ở huyện Nậm Pồ

(Mặt trận) -Từ việc thực hiện có hiệu quả và vận dụng linh hoạt những nội dung đầu tư trong triển khai thực hiện các đề án, chương trình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN)... Những năm qua, đời sống đồng bào các DTTS huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã từng bước ổn định, nhiều hộ đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; góp phần đưa diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc, phát triển toàn diện.

Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang thăm, tặng quà cho người uy tín huyện Yên Sơn

Phát huy vai trò của nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo trong kỷ nguyên mới

Ủy ban MTTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, tặng quà Tết người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Người DTTS huyện Nậm Pồ được quan tâm, thụ hưởng các lợi ích từ chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe y tế. Trong ảnh: Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ khám bệnh cho người dân.

Là huyện vùng cao, biên giới, thuộc diện khó khăn bậc nhất của tỉnh Điện Biên, những năm qua, huyện Nậm Pồ được Trung ương, tỉnh quan tâm tập trung các nguồn lực đầu tư, tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS gắn với phát triển du lịch; thực hiện bình đẳng và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em...

Bà Tao Thị Thu Hường, Trưởng phòng Dân tộc huyện Nậm Pồ cho biết: Toàn huyện có 8 dân tộc sinh sống ở 121 bản (103 bản đặc biệt khó khăn) thuộc 15 xã. Căn cứ Quyết định số 1719/QÐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS & MN giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I, từ năm 2021 - 2025, Phòng Dân tộc đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu để UBND huyện đề xuất phân bổ vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN năm 2023. Cụ thể, tổng vốn ngân sách Trung ương là 182,516 tỷ đồng (tổng vốn đầu tư năm 2023 được giao 92,229 tỷ đồng, trong đó năm chuyển tiếp năm 2022 sang 11,184 tỷ đồng, vốn năm 2023 là 81,045 tỷ đồng. Ðến ngày 31/8/2023 đã giải ngân được 28,41 tỷ đồng, đạt 30,80%). Tổng vốn sự nghiệp được giao năm 2023 là 90,287 tỷ đồng (vốn năm 2022 chuyển sang 15,465 tỷ đồng, vốn năm 2023 được giao 74,822 tỷ đồng). Ðã thực hiện giải ngân trên 7,055 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư tập trung vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn; sửa chữa công trình thủy lợi, kênh, mương nội đồng; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ tạo các mô hình sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ổn định, nâng cao đời sống.

Ðơn cử như trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội; xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống trong đồng bào các dân tộc. Các chính sách, chương trình, dự án, trọng tâm là các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh thực hiện, phát huy hiệu quả. Nhiều hoạt động chăm lo vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS được quan tâm; tình hình sản xuất nông nghiệp, canh tác lúa, hoa màu, chăn nuôi ổn định. 6 tháng đầu năm, toàn huyện có 5.565 hộ nghèo, chiếm 47,53%, ước đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 44,45%.

Ngoài các chương trình, đề án, chính sách đầu tư nói trên, huyện Nậm Pồ đã thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ khác như: Chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú... Ðặc biệt, về công tác giới thiệu việc làm, đào tạo nghề được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Năm 2023 huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 168 người, giải quyết việc làm cho 303 lao động. Huyện cũng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tại xã Nà Hỳ, địa bàn có hơn 90% dân số là người DTTS sinh sống. Nhờ thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình trong vùng đồng bào DTTS&MN mà đời sống Nhân dân ngày càng ổn định. Ðặc biệt, cơ sở hạ tầng về y tế, giáo dục, thông tin được quan tâm đầu tư xây dựng đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo mới cho vùng biên giới. Ông Nguyễn Phú Thiết, Chủ tịch UBND xã Nà Hỳ cho biết: Thông qua nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS&MN đời sống vật chất, tinh thần của bà con trên địa bàn xã đã từng bước cải thiện, trình độ dân trí ngày càng nâng cao. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 37,5%, thu nhập bình quân đạt 31 triệu đồng/người/năm, xã đã đạt 16/19 tiêu chí về xây dựng NTM... Từ đó đã góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, dần thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn, miền núi với thành thị.

Đức Cảnh