Hàm Thuận Nam: Đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc

(Mặt trận) -Thời gian qua, thực hiện các chương trình, dự án về công tác dân tộc, trong đó có Nghị quyết 120 của Quốc hội, khoảng cách về mức sống, thu nhập tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận thu hẹp so với mức bình quân chung của huyện, tạo động lực mạnh mẽ, góp phần giảm nghèo bền vững.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Khởi sắc…

Là xã vùng cao thuộc huyện Hàm Thuận Nam, những năm gần đây, đời sống của đồng bào dân tộc Rai ở xã Mỹ Thạnh có nhiều khởi sắc. Người dân Mỹ Thạnh đã thực hiện định canh, định cư, ổn định cuộc sống, đường giao thông được sửa sang, nâng cấp và mở rộng. Trung tâm xã có trụ sở khang trang, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... mạng lưới điện quốc gia đã về đến các thôn bản. Có được kết quả đó là nhờ triển khai hiệu quả các chương trình, dự án về công tác dân tộc, trong đó có Nghị quyết 120 của Quốc hội.

 Ảnh minh họa

Theo đại diện lãnh đạo huyện Hàm Thuận Nam, huyện hiện có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó ĐBDTTS sinh sống chủ yếu ở 2 xã vùng cao Hàm Cần, Mỹ Thạnh với hơn 1.000 hộ đồng bào dân tộc Rai. Đồng bào dân tộc Chăm hiện có 322 hộ/1.185 khẩu, sống tập trung chủ yếu ở xã Tân Thuận và xen ghép ở một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Nhìn chung, đời sống kinh tế của ĐBDTTS vẫn hoàn toàn dựa vào nông, lâm nghiệp, phụ thuộc vào tự nhiên. Thực hiện Nghị quyết số 120 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, công chức vùng ĐBDTTS về mục đích, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của nghị quyết. Qua đó, phấn đấu hoàn thành được các mục tiêu, chương trình đề ra trong giai đoạn đến năm 2025 và giai đoạn đến năm 2030.

Mặt khác, các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như Mặt trận, đoàn thể tại các xã vùng ĐBDTTS đã bám sát để thực hiện Nghị quyết 120. Từ khi triển khai, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng ĐBDTTS, miền núi phấn khởi và cho đây là chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu phát triển trên địa bàn. Theo đánh giá của huyện Hàm Thuận Nam, việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc đã làm khởi sắc nông thôn miền núi trên địa bàn huyện. Đặc biệt là một số xã không còn xã loại III, thoát khỏi Chương trình 135; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể (còn 5,25%), một số xã vùng ĐBDTTS (loại I) trong những năm trước đây đã về đích nông thôn mới; 2 xã thuần vùng cao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí…

Thực hiện tốt các dự án, tiểu dự án

Để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trên địa bàn huyện không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn, huyện đã phối hợp thực hiện các dự án, tiểu dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất cũng như các chế độ y tế, giáo dục theo kế hoạch của UBND tỉnh. Riêng về đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2021 - 2025, huyện đăng ký về Ban Dân tộc tỉnh nhu cầu vốn đầu tư cho 9 công trình với tổng kinh phí là 26,087 tỷ đồng. Trong đó có một số tuyến đường cần kiên cố hóa như đường vào khu sản xuất 30 ha núi Rùa – xã Mỹ Thạnh; đường liên thôn xã Hàm Cần...

Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chủ trương Nghị quyết số 120 của Quốc hội đề ra, thời gian tới, huyện sẽ tập trung quản lý, bảo vệ, khai thác có hiệu quả các công trình và thành quả trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các dự án và tiểu dự án về hỗ trợ phát triển sản xuất cũng như các chế độ y tế, giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao nhất các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi. Cùng với đó, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm; tiếp tục hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ, phổ biến các mô hình sản xuất tiên tiến, tập huấn kỹ thuật các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng của địa bàn vùng ĐBDTTS, hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các sở, ngành của tỉnh nhằm kêu gọi cũng như phát triển dịch vụ thương mại miền núi. Trọng tâm là chính sách đầu tư ứng trước, tăng vốn, mở rộng hình thức quy mô đầu tư cũng như tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm nhu cầu sản xuất, đời sống cho ĐBDTTS trong mua bán, trao đổi vật tư, hàng hóa dịch vụ, hạn chế tình trạng ép giá sản phẩm…

K.ANH