Già làng-“cầu nối” thực hiện chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Những năm gần đây, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc, các giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ và bảo tồn. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của những người già làng với vai trò “cầu nối” thực hiện chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Những kết quả nổi bật trên hành trình giảm nghèo bền vững ở Vĩnh Linh

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Già làng hiến kế

Già làng Bling Hạnh - người có uy tín ở xã Zuôih, huyện Nam Giang (Quảng Nam) nói, việc đưa chính sách Nhà nước hỗ trợ cho nhân dân cần phải phù hợp, hiệu quả. Như hỗ trợ cây giống cho bà con, không thể đem cấp vào mùa hè, nắng nóng khiến cây khô héo, Nhà nước vừa mất tiền của, người dân không được hưởng lợi.

Theo già Bling Hạnh, khi chính sách của Nhà nước đầu tư xuống dân, công tác giám sát phải được coi trọng, song hành. Trong thực tế, có những tuyến đường, những bể nước sạch... mới đầu tư 2 - 3 tháng đã hư hỏng, không thể sử dụng.

Mỗi công trình, dự án khi thi công phải có người uy tín giám sát. Công trình đạt chất lượng thì người dân được lợi mà cán bộ cũng có uy tín với dân. Với trách nhiệm của người có uy tín trong đồng bào DTTS cũng là người cán bộ, đảng viên, lão thành cách mạng…, chúng tôi sẽ làm gương, nói đi đôi với làm để người dân noi theo, hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước” - già Bling Hạnh bảo.

Chia sẻ theo một góc nhìn khác, già làng Bríu Pố - người có uy tín ở xã Lăng, huyện Tây Giang cho rằng, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của cán bộ, nhân dân địa phương, bộ mặt miền núi đã có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên, nếu thẳng thắn nhìn nhận, cũng với nguồn lực đầu tư đó mà nhân dân nỗ lực hơn, đặc biệt là cán bộ thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ là “do dân, vì dân” thì miền núi chắc còn khởi sắc nhiều hơn.

“Để chủ trương, chính sách phát huy hiệu quả, cán bộ từ tỉnh đến cơ sở phải nói đi đôi với làm, đừng nói một đàng làm một nẻo, như vậy sẽ có tội với dân. Dân mang tiếng được hỗ trợ nhưng không có “miếng”. Trường hợp này xảy ra nhiều rồi, vừa khiến dân bức xúc, mất lòng tin mà cán bộ cũng giảm uy tín” - già Bríu Pố nói.

Trong vai trò người có uy tín, già Bríu Pố khẳng định, những gì có thể làm được, nói được, tham gia được, bản thân sẽ cố gắng cùng cán bộ địa phương vận động nhân dân hưởng ứng, không để đồng tiền Nhà nước đầu tư cho miền núi bị lãng phí.

 Hội nghị biểu dương Người có uy tín toàn quốc

Tại huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, câu chuyện chàng trai Cơ Tu A Lăng Blong đòi lại “của cải” khi vợ chồng ra tòa ly dị vẫn được nhiều người nhắc đến. Thậm chí, nhiều đôi vợ chồng Cơ Tu khác còn cãi nhau vì nhà trai quyết tâm đòi lại lễ vật đã cho khi thách cưới nhưng nhà gái không chịu trả. Già làng Bhơ Nướch Buh, người Cơ Tu ở thôn A Rui, xã Dang, huyện Tây Giang cho biết, ngoài tục thách cưới, đòi của, tại địa phương có lúc xảy ra tảo hôn, cúng bái khi ốm đau, nhà có việc hiếu, hỉ thì uống rượu nhiều ngày… Những nhà nào còn chuyện như vậy, già làng Bhơ Nướch Buh lại tìm đến tuyên truyền, vận động bà con loại bỏ hủ tục.

Già làng Bhơ Nướch Buh chia sẻ, bản thân ông luôn gương mẫu thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa”, vươn lên phát triển kinh tế gia đình: “Ở thôn chúng tôi đối với những việc làm không đúng, tôi thường xuyên nhắc nhở bà con. Như việc tảo hôn, tôi tuyên truyền, vận động bà con không để xảy ra. Như năm vừa rồi thôn A Rui có trường hợp tảo hôn, chúng tôi tốn rất nhiều công sức giải quyết, sau khi xong rồi mới yên tâm được. Tôi cũng thường xuyên nhắc nhở bà con đừng tin vào cúng bói, mà hãy tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế”.

“Cầu nối” đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, những năm qua, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Cư M'gar (Đắc Lắk) không những gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, mà còn đóng vai trò “cầu nối" đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, vận động đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xây dựng buồn làng ngày càng phát triển. Điển hình như già làng, người có uy tín Y Djak Ayun (tên thường gọi Ama Y Khoen) ở buôn Ayun xã Ea Kuếh.

Già làng Ama Y Khoen được đồng bào trong buôn nhắc đến là một tấm gương vượt khó trong lao động sản xuất, tích cực giúp đỡ mọi người phát triển kinh tế, xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Sinh ra và lớn trong gia đình đông anh chị em, kinh tế gấp nhiều khó khăn, nên giả thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, vắt và của đồng bào nơi đây. Năm nay tuy đã ngoài tuổi 70 nhưng giả vẫn còn sức khỏe tự chăm sóc 01 ha rừng tếch, hơn 01 ha cà phê trồng xen hồ tiêu và các loại cây ăn trái, kết hợp đào ao nuôi cá.

Già làng Ama Y Khoen tâm sự. Mình còn sức khỏe là còn làm, làm để ổn định kinh tế gia đình, làm để noi gương cho con cháu và đồng bào trong buồn nơi theo. Trước đây cuộc sống của gia đình và đồng bào nơi đây rất khó khăn, nhưng với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước trong xây dựng hệ thống giao thông, đưa điện, trường học về buôn làng, hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế... nên bản thân trong những năm qua luôn cố gắng, nỗ lực trong phát triển kinh tế gia đình, chủ động học hỏi KHKT-công nghệ để châm sóc các loại cây trồng, kết hợp với chân nuôi để vươn lên ổn định kinh tế. Vì vậy hằng năm sau khi trừ hết các chi phí đầu tư gia đình già Ama Y Khoen có thu nhập trên 300 triệu đồng.

 Già làng Ama Y Khoen

Học theo già làng Ama Ý Khoen, đồng bào trong buồn giờ đây đã biết làm kinh tế, không chỉ trồng cà phê, hồ tiêu mà còn phát triển trồng các loại cây ăn trái, mở rộng chân nuôi... Vì vậy đời sống các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đang từng bước được cải thiện từng ngày, tích cực cùng nhau xây dựng nông thôn mới.

Già làng Ama Y Khoen ở buôn Ayun (xã Ea Kunh) nói: Trước đây đời sống của bà con trong buôn rất khó khăn và vất vả, toàn ăn khoai với sắn. Tuy có đất đai nhưng đồng bào chưa có kinh nghiệm và KHKT-công nghệ trong sản xuất nên cuộc sống luôn khó khăn.

Với sự quan tâm soi đường, cần lối của Đảng, hướng dẫn đồng bào lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nên dần dần đồng bào đã biết cách làm ăn. Như gia đình tôi tập trung phát triển kinh tế từ những năm 1990, kết hợp giữa trồng trọt nhiều loại cây với chăn nuôi, nên quanh năm gia đình tôi luôn có nguồn thu nhập khá ổn định. Đồng bào thấy kinh tế gia đình tôi ngày càng phát triển nên đã học và làm theo. Hiện đời sống của bà con đã phát triển đi lên rất nhiều, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được cả xe ô tô...

Không chỉ tích cực làm kinh tế, già làng Ama Y Khoen còn là tấm gương sáng về lối sống, đạo đức, được đồng bào trong buôn quý mến và kính trọng. Với uy tín của mình, già làng luôn hết mình giúp đỡ đồng bào, cùng với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào phát huy sức mạnh đại đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Vì vậy những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự ở buôn Ayun (xã Ea Kuêh) luôn được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao.

Bà H'Ruê Ayun - Phó Bí thư Đảng ủy xã Ea Kuch cho biết: Ama Y Khoen vừa là già làng, vừa là người uy tín của buôn Ayun. Gia đình rất tích cực trong phát triển kinh tế, chủ động áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Trước đây trong buôn là không có hộ gia đình nào trồng sầu riêng nhưng mà mấy năm nay rồi, Ama Y Khoen đã có sầu riêng để bản góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Ama Y Khoen còn tích cực vận động gia đình, đồng bào trong buôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ những phong tục lạc hậu, vận động đồng bào phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống....

Hiện nay buôn Ayun (xã Ea Kuêh) có 289 hộ gia đình, với gần 1.700 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ (Êđê) chiếm tỷ lệ 95%. Mặc dù là buôn ở xa trung tâm xã, xa trung tâm huyện, nhưng đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào buôn Ayun (xã Ea Kuch) rất phát triển. Hiện buôn chỉ còn 12 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo. Đóng góp vào thành quả chung đó có sự đóng góp không nhỏ của già làng Ama Y Khoen khi già luôn gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, tuyên truyền, vận động đồng bào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, hỗ trợ đồng bào trong phát triển kinh tế, vươn lên giảm nghèo bền vững. Già làng Ama Y Khoen là một trong những tấm gương sáng, tiêu biểu, điển hình để đồng bảo tín tường, nghe và làm theo, góp phần xây dựng buôn làng ngày càng phát triển./.

Đức Cảnh