Gia Lai: Tổ chức Hội nghị phản biện Dự thảo Chương trình hành động phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Ngày 26-10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở tỉnh Thái Nguyên

Quang cảnh hội nghị 

Dự và chủ trì hội nghị có ông: Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đinh Ngọc Hải-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Tham dự hội nghị còn có các ông, bà trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh; Hội đồng tư vấn về Dân Chủ-Pháp luật và Hội đồng tư vấn về kinh tế-xã hội; các nhân sĩ, trí thức và chuyên gia trên các lĩnh vực.

Theo Dự thảo, mục tiêu tổng quát của chương trình là lồng ghép nguồn lực các Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững và các Chương trình trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước, giảm số xã và thôn đặc biệt khó khăn. Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư theo quy hoạch. Phát triển toàn diện về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia. Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Tại hội nghị, có 11 lượt ý kiến tham gia phản biện tập trung vào những nội dung: Căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc ban hành Chương trình hành động của tỉnh (tính hợp pháp, tình hình thực tiễn tại tỉnh Gia Lai); Sự cần thiết ban hành Chương trình hành động (tính cấp thiết, thời điểm ban hành chương trình); Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể; định hướng đến năm 2030; Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện được đề cập những nội dung cần điều chỉnh bổ sung; Trách nhiệm của các cấp ủy đảng; Ủy ban nhân dân các cấp; các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện…Các đại biểu cũng cho rằng, việc đánh giá hiện trạng cần bám sát thực tế hơn nữa và số liệu cụ thể; một số chỉ tiêu phải rõ ràng, không mang tính tương đối; cần nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp đối với các chỉ tiêu liên quan đến giảm nghèo, bố trí và sắp xếp ổn định dân cư, xóa mù chữ, cấp thẻ bảo hiểm y tế, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng; tồn tại nên đánh giá theo 3 nhóm vấn đề kinh tế, xã hội, mội trường…

 Đại biểu cũng đề xuất, việc xây dựng giải pháp trong Dự thảo Chương trình hành động cần tương thích với nguyên nhân hạn chế, tồn tại đã nêu; xem xét và bổ sung thêm vào dự thảo một số nội dung liên quan về tôn giáo; chăm sóc người cao tuổi là dân tộc thiểu số; đội ngũ người uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số; việc ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; giải quyết việc làm gắn với chỉ tiêu, tỷ lệ hàng năm…

 Cũng tại hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tiếp thu tất cả các ý kiến của các địa biểu; đồng thời cho biết sẽ tổng hợp đầy đủ, thành văn bản và trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy .

Ngọc Anh